Bổ sung mật rỉ đường trong ương nuôi ấu trùng tôm sú

Nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bổ sung carbohydrate từ rỉ đường thích hợp nhất lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.

Bổ sung mật rỉ đường trong ương nuôi ấu trùng tôm sú
Mật rỉ đường - Ảnh: Oh My Veggies

Để làm cơ sở cho xây dựng qui trình sản xuất giống tôm sú theo công nghệ biofloc, việc xác định thời điểm bổ sung nguồn carbohydrate là rất cần thiết. Chính vì thế nghiên cứu : "Ương ấu trùng tôm sú bằng công nghệ biofloc từ nguồn carbohydrate rỉ đường theo giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm" được thực hiện nhằm đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm sú. 

Bổ sung mật rỉ đường trong ương nuôi ấu trùng tôm sú

Biofloc được tạo bằng nguồn carbohydrate từ rỉ đường có hàm lượng C là 46,7%. Rỉ đường được hòa vào nước theo tỷ lệ 1 rỉ đường, 3 nước rồi ủ 48 giờ sau đó bổ sung trực tiếp vào bể ương. Lượng rỉ đường được bổ sung 3 ngày một lần được tính theo tỷ lệ C/N trong thức ăn để bổ sung, tùy vào lượng thức ăn sử dụng cho tôm ăn mà thêm lượng rỉ đường để đạt được tỷ lệ C/N = 25. Lượng rỉ đường cần bổ sung vào bể để tạo biofloc được tính dựa theo công thức có cải tiến của Lục Minh Diệp (2012). 

∆N = WTA x %PrTA X 0,08

∆C = 25 X ∆N 

∆CH= ∆C : 50%

Trong đó, ∆N: Lượng nitơ có trong thức ăn; ∆C: Carbon cần bổ sung; ∆CH: Lượng carbohydrate cần bổ sung; WTA Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày; %PrTA: Protein trong thức; 0,08: Là (lượng Nito có trong thức ăn (16%), (%N) thải ra (50%); 25: Tỷ lệ C:N cần cung cấp là 25:1; 50%: Tỷ lệ carbon trong carbohydrate bổ sung. 

Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Bể ương có thể tích 500 L, độ mặn 30‰. Mật độ ương ấu trùng 150 con/L.

+ Nghiệm thức 1: Bổ sung mật rỉ đường ở giai đoạn Mysis-1 

+ Nghiệm thức 2: Bổ sung mật rỉ đường ở giai đoạn Mysis-3

+ Nghiệm thức 3: Bổ sung mật rỉ đường ở giai đoạn Postlarve-2 

+ Nghiệm thức 4: Bổ sung mật rỉ đường ở giai đoạn Postlarve-4 

Chăm sóc ấu trùng và hậu ấu trùng

Khi ấu trùng Nauplius chuyển sang ấu trùng Zoea-1 thì cho ăn tảo tươi Chaetoceros sp với mật độ 60.000–120.000 tế bào/ml kết hợp thức ăn nhân tạo (50% Lansy ZL + 50% Frippak-1) với lượng 1– 2 g/m3/ngày.

Giai đoạn ấu trùng Mysis cho tôm ăn thức ăn nhân tạo (50% Lansy ZL + 50% Frippak-2) với lượng thức ăn là 3-4 g/m3/ngày và Artemia bung dù 2 g/m3/lần.

Đến giai đoạn tôm PL-1-PL-6 cho tôm ăn thức ăn Frippak-150, từ PL-7-PL-15 cho ăn Lansy PL từ 2-6 g/m3/lần, Artemia mới nở 4 g/m3/lần (Châu Tài Tảo, 2013).

Trong suốt quá trình ương, không thay nước, chỉ cấp thêm nước hao hụt do siphon. 

Các chỉ tiêu như các thông số môi trường nước, chiều dài tổng của các giai đoạn, tỉ lệ sống, năng suất, chất lượng ấu trùng tôm PL15 được kiểm tra.

Kết quả và đề xuất

Các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và chỉ tiêu biofloc của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt từ giai đoạn Mysis 3 đến PL2.

Tăng trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống và năng suất của tôm ở giai đoạn PL-15 lớn nhất ở nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn Mysis-3. Chất lượng tôm PL-15 ở tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm đạt chất lượng tốt và sạch bệnh đốm trắng, bệnh EMS/AHPND, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV).

Nếu ương ấu trùng tôm sú có bổ sung rỉ đường từ giai đoạn Mysis-3 thì tôm PL-15 có tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cao nhất do đó công nghệ biofloc có thể được ứng dụng để ương giống tôm sú từ giai đoạn Mysis-3 vào trong thực tế sản xuất giống. 

Tác giả nghiên cứu: Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Báo cáo được đăng trên Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ.

Đăng ngày 26/10/2018
Tập 54, Số CĐ Thủy sản
Kỹ thuật

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 10:52 24/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 21:39 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 21:39 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 21:39 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 21:39 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 21:39 02/11/2024
Some text some message..