Bột quả dứa đề kháng bệnh do Streptococcus trên cá rô phi

Nghiên cứu mới đây tại đại học Chiang Mai, ThaiLand cho thấy bột quả dứa (thơm) có khả năng tăng cường miễn dịch và đề kháng do Streptococcus agalactiae gây ra trên cá rô phi.

Bột quả dứa (thơm) có khả năng giúp cá rô phi tăng cường miễn dịch và đề kháng do Streptococcus agalactiae gây ra.

Cá rô phi là đối tượng cá nước ngọt nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam, bao gồm khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết là một bệnh gây chết với tỷ lệ cao và thời gian chết nhanh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá (từ cá giống đến cá thịt), do đó gây thiệt hại kinh tế rất nghiêm trọng cho người nuôi.

Streptococcus agalactiae còn được gọi là liên cầu khuẩn nhóm B, là vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết, viêm não, cổ chướng và nhất là mù mắt ở nhiều loài cá. 

Giải pháp đang phổ biến hiện nay để phòng trị bệnh trên cá rô phi là sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất vẫn còn nhiều bất cập, gây nên hiện tượng kháng kháng sinh ở các loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, dẫn đến hiệu quả chữa trị không có hoặc rất thấp.

Sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến do những ưu điểm: dễ tìm kiếm, giá thành thấp, hoạt tính kháng khuẩn cao, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ, không gây nên hiện tượng đề kháng thuốc và đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được nhiều người dân ưa chuộng.

Do đó nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác động của bột quả dứa lên miễn dịch của cá rô phi.

Dứa có chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm, mau lành các vết thương. Ngoài ra, dứa còn chứa protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4%, acid citric, acid malic, vitamin A, B, C giúp kích thích tăng trưởng và miễn dịch.

Một thử nghiệm tăng trưởng kéo dài 8 tuần đã được thực hiện để kiểm tra hiệu quả của bột vỏ dứa (PAPP) đối với tốc độ tăng trưởng và khả năng miễn dịch của cá rô phi O. niloticus. 

Ba trăm con cá rô phi (20,91 ± 0,11 g) được cho ăn năm khẩu phần có chứa các mức PAPP khác nhau lần lượt là 0, 10, 20, 30 và 40 g/kg PAPP. Sau bốn và tám tuần thử nghiệm cho ăn, tốc độ tăng trưởng và phản ứng miễn dịch đã được kiểm tra. Một thử nghiệm thách thức sử dụng Streptococcus agalactiae được thực hiện sau tám tuần cho ăn PAPP.

Kết quả cho thấy rằng chất nhầy da và lysozyme huyết thanh và men peroxidase huyết thanh, bổ thể, quá trình thực bào và các hoạt động hô hấp đã tăng lên đáng kể khi bổ sung PAPP. Khả năng miễn dịch ở nghiệm thức cho ăn 10 g/kg PAPP được cải thiện và tăng cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. 
Tương tự, các  gen điều hòa miễn dịch Interleukin 1, Interleukin 8 tăng với giá trị tối đa được tìm thấy ở cá ăn PAPP 10 g/kg.
Tỷ lệ sống của cá rô phi Oreochromis niloticus sau thử nghiệm thử thách lần lượt là (56,00%, 72,00%, 60,00% và 44,00%) đối với các chế độ ăn PAPP 5, 10, 20 và 40 g/kg. Cá cho ăn chế độ ăn có bổ sung bột quả dứa 10 g/kg đạt tỷ lệ sống cao nhất ( P <0,05) sau khi thử thách với vi khuẩn S. agalactiae gây bệnh lồi mắt trên cá rô phi.
Ngoài ra, kiểm tra tốc độ tăng trưởng cho thấy cá được bổ sung bột quả dứa có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn vượt trội (P <0,05) hơn so với nhóm không bổ sung.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung 10 g/kg bột quả dứa có khả năng kích thích miễn dịch và đề kháng lại bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra. Tỉ lệ sống được cải thiện đạt 72%, giải quyết phần nào khó khăn dịch bệnh gây ra trên cá. 
Nguồn: HienVan Doan và ctv (2021). Impacts of pineapple peel powder on growth performance, innate immunity, disease resistance, and relative immune gene expression of Nile tilapia, Oreochromis niloticus, ScienceDirect, Fish & Shellfish Immunology, 07/2021.
Đăng ngày 06/11/2021
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 14:44 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 14:44 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 14:44 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 14:44 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:44 18/02/2025
Some text some message..