Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
Cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm B liên quan đến nguồn cá nước ngọt. Ảnh: scmp.com

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong (CHP) cho biết, từ tháng 9 đến ngày 10/10, nhà chức trách đã phát hiện 79 trường hợp nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm B ở các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Trong số này, 32 trường hợp mang một chủng được gọi là loại trình tự serotype III, loại 283, gần như giống hệt về trình tự gene của 5 mẫu cá hoặc môi trường được lấy tại các chợ mà một số bệnh nhân từng đến.

Cho đến nay, 7 trong số 79 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đã tử vong. Một số bệnh nhân từng đến chợ trên đường Yeung Uk ở Tsuen Wan và một cửa hàng ở Kai Tei ở Yuen Long.

Các cuộc điều tra cho thấy một số bệnh nhân từng xử lý cá nước ngọt, bao gồm cả cá trắm cỏ, trước khi nhiễm bệnh. Một số người cho biết đã xử lý cá nước ngọt sống mặc dù họ có vết thương trên tay. Còn một số người khác kể lại rằng họ đã ăn “cháo cá tươi luộc”, một món ăn phổ biến trong đó phi lê cá sống được đặt trong cháo sôi. 

CHP cho rằng việc người xử lý cá nước ngọt sống khi có vết thương ở tay hoặc ăn cá nước ngọt chưa nấu chín có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Hiện nguyên nhân chính xác của đợt bùng phát vẫn đang được điều tra làm rõ. 

Ông Hà Bách Lương, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Hong Kong, cho biết một số trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở não và tim. Ông kêu gọi chính quyền khuyến cáo các đầu bếp, người nội trợ và người giúp việc nhà về những rủi ro và truy tìm nguồn gốc của cá bị nghi nhiễm bệnh. Nếu vi khuẩn có thể được phát hiện từ cá từ một số nguồn nhất định trong một thời gian dài thì chính quyền nên cắt chuỗi cung ứng đó.

Trong khi đó, ông Tăng Kỳ Ân, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cảnh báo phụ nữ vừa sinh con và trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Chính vì vậy, ông khuyến cáo người dân nên tránh tự tay chọn cá sống ở chợ và đeo găng tay khi xử lý hải sản ở nhà và nấu cá chín kỹ. Những người có vết thương ở tay, khả năng miễn dịch bị suy giảm hoặc mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh thận, cũng như những người sử dụng steroid nên chú ý hơn.

Liên cầu nhóm B là vi khuẩn thường thấy ở đường ruột, tiết niệu và sinh sản. Vi khuẩn này thường không có hại và không dẫn đến bất kỳ triệu chứng nào, nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng máu, xương, phổi hoặc các màng bảo vệ bao phủ não và tủy sống.

TTXVN
Đăng ngày 22/10/2021
Lệ Anh
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:25 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:25 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:25 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:25 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:25 19/11/2024
Some text some message..