Bước tiến lớn của Công ty Chế biến thủy sản Thụy Hải

Sáng nay (19/4), tại Cụm công nghiệp Thụy Tân, Thái Thụy, Thái Bình, Công ty TNHH Chế biến thủy sản Thụy Hải sẽ khánh thành Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2, công suất 12.000 tấn/tháng, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần gỡ nút thắt về tiêu thụ sản phẩm đánh bắt cá của ngư dân và phát triển bền vững kinh tế biển.

nguyễn phú trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Trung ương, tỉnh Thái Bình thăm Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải

Quá trình phát triển

Năm 2002, sau khi khảo sát vùng nguyên liệu thủy sản từ Quảng Ninh đến các tỉnh Trung Bộ, Công ty Chế biến thủy sản Thụy Hải, nay là Công ty TNHH Chế biến thủy sản Thụy Hải, xác định, Thái Bình hội tụ nguồn nguyên liệu cá biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Thanh Hóa và quyết định đầu tư Nhà máy chế biến bột cá tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình.

Đầu năm 2003, được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty khẩn trương mua máy móc thiết bị, san lấp mặt bằng và đi vào xây dựng Nhà máy.

Chỉ sau hơn 1 năm sau, Nhà máy đã đi vào hoạt động với công suất 90 tấn cá tươi/ngày, trên dây chuyền thiết bị hiện đại đồng bộ, khép kín, hấp sấy cá tươi gián tiếp bằng hơi nước, công nghệ của Na Uy và Đan Mạch, cùng với hệ thống xử lý khí thải công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam.

Hàng năm, Công ty thu mua của ngư dân trong tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh khác hàng chục ngàn tấn cá tươi với giá cao, ổn định.

Ngay từ khi Nhà máy mới ra đời, Công ty đã cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước sản phẩm bột cá Thụy Hải chất lượng cao, với độ đạm từ 60% trở lên, thay thế một phần hàng nhập khẩu. Công ty tạo việc làm cho 40 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động vệ tinh khai thác, hậu cần, dịch vụ. Mỗi năm, Công ty nộp ngân sách nhà nước từ 2 đến 3 tỷ đồng.

Bước phát triển ban đầu đó đã cổ vũ ngư dân phát triển thêm nhiều tàu thuyền khai thác, đổi mới ngư cụ, tăng công suất, đẩy sản lượng nguyên liệu cá khai thác tăng nhanh chóng.

Năm 2007, Công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới công suất 90 tấn cá tươi nguyên liệu/ngày. Tháng 7/2008, dây chuyền 2 đi vào sản xuất đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, cũng như ngư dân địa phương. Từ đây, Công ty tiếp tục thu mua thêm hàng chục ngàn tấn nguyên liệu mỗi năm, nộp ngân sách nhà nước tăng lên 5 tỷ đồng/năm.

Với bước phát triển mới, sản phẩm bột cá Thụy Hải không những là bạn đồng hành tin cậy của các nhà sản xuất thức ăn trong nước, mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước châu Á. Không chỉ phát triển sản xuất - kinh doanh, Công ty đã thực hiện trách nhiệm xã hội tích cực, ủng hộ các phong trào xóa nhà tranh, hỗ trợ các tổ chức xã hội và làm nhân đạo từ thiện.

Đầu tư Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2

Thực hiện chiến lược phát triển mở rộng quy mô sản xuất, năm 2012, Công ty tiếp tục đầu tư và chuyển nhà máy sang địa điểm mới thuộc Cụm công nghiệp Thụy Tân (huyện Thái Thụy) trên diện tích 6,2 ha.

Theo đó, Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 đạt công suất 450 tấn cá tươi nguyên liệu/ngày, 12.000 tấn/tháng, với 4 dây chuyền thiết bị và công nghệ đồng bộ của Na Uy, tiêu chuẩn châu Âu. Đây là dây chuyền công nghệ mới nhất với ưu việt bảo vệ môi trường, giảm khí thải CO2, được áp dụng cho 3 lò hơi tầng sôi đa nhiên liệu tổng công suất 21 tấn hơi/giờ. Hơi nước được hút ra, làm lạnh, đưa vào xử lý vi sinh, sau đó mới thải ra môi trường, vì vậy rất an toàn. Đồng thời, Nhà máy cũng sử dụng nhiên liệu đốt lò bằng trấu rời phế thải.

Sau gần 2 năm xây dựng, các hạng mục chính của Dự án gồm 10.000 m2 nhà xưởng kết cấu thép tiền chế, 6.000 m2 sân bãi, 4.000 m2 đường bê tông giao thông nội bộ... đã hoàn thành. Công ty cũng đầu tư mới một trạm xử lý nước thải công suất 350 m3 nước thải/ngày đêm, sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 11-2008 loại A.

Ngoài ra, Công ty còn đầu tư một bến bốc xếp cá 12.000 m2, với 6 cầu tàu phục vụ tàu thuyền về bán sản phẩm, tạo ra mô hình khép kín. Tổng vốn đầu tư của Nhà máy bước đầu lên đến 120 tỷ đồng.

Hiệu quả kinh tế - xã hội

Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 đi vào hoạt động đã đẩy sản lượng thu mua nguyên liệu cá ổn định hàng năm lên đến 60 - 70% lượng cá tạp đánh bắt của bà con ngư dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh ven biển miền Bắc, miền Trung, với giá cao ổn định, giúp bà con ngư dân yên tâm bám biển, làm ăn luôn có lãi và ngày càng phát triển.

Sản phẩm của Nhà máy được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, nghiêm ngặt. Theo đó, nguồn cá tươi của biển được đưa vào máng chứa nguyên liệu dung tích 25 tấn, từ đó được đưa vào hấp và sấy khô với nhiệt độ ổn định, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao. Tiếp đó, nguyên liệu được làm nguội và qua khâu sàng, hút tạp chất, tách rác, kim loại. Cuối cùng, được nghiền tơi đưa vào buồng chứa nguyên liệu và đóng gói.

Sản phẩm bột cá Thụy Hải hiện trong top đầu chất lượng, với độ đạm cao từ 60-65% và tiêu chuẩn xuất khẩu 120 TVN, không chỉ phục vụ đắc lực nhu cầu của thị trường nội địa, thay thế sản phẩm nhập khẩu, mà còn tích cực tham gia xuất khẩu.

Hệ thống 3 lò hơi đốt trấu theo công nghệ tầng sôi của Nhà máy hàng năm tiêu thụ cho bà con nông dân Thái Bình và khu vực Đồng bằng sông Hồng khoảng 15.000- 20.000 tấn trấu (với giá 700- 1.000 đồng/kg) và cung cấp trở lại cho bà con nông dân 750 - 1.000 tấn tro trấu làm phân bón giá rẻ (chỉ 400 đồng/kg), thay thế một lượng đáng kể phân bón hóa học, giảm ô nhiễm đất, cải tạo tầng đất canh tác, tăng thu nhập cho người trồng lúa, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản cho đất nước.

Nhà máy hoạt động giải quyết việc làm ổn định cho trên 250 lao động tại nhà máy và hàng chục ngàn lao động tại các gia đình ngư dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh ven biển miền Bắc, miền Trung, góp phần đưa nghề cá ổn định, phát triển. Hàng năm, Nhà máy phấn đấu nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng và có thêm nguồn kinh phí tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội.

Có thể khẳng định, Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 đi vào hoạt động mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. Đặc biệt, Nhà máy góp phần tháo gỡ một nút thắt rất cơ bản trong việc giải quyết đầu ra sản phẩm đánh bắt cá của ngư dân vùng biển, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển,  phát triển kinh tế, xã hội địa phương và bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những đề xuất, kiến nghị

Nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thái Bình về thăm Nhà máy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thụy Hải, ông Bùi Thành Mạnh đã trình bày những đề xuất, kiến nghị thiết thực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước.

Theo đó, doanh nghiệp chế biến hải sản mong muốn được Đảng và Chính phủ quan tâm và ban hành chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển cho bà con ngư dân và doanh nghiệp trên lĩnh vực này, như cho vay vốn lãi suất ưu đãi; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hạ tầng cụm công nghiệp chế biến thủy sản, cảng cá, âu tàu tránh trú bão...) cho các tỉnh ven biển; động viên, khen thưởng kịp thời cho bà con ngư dân làm kinh tế giỏi, cùng các doanh nghiệp chế biến thủy sản có thành tích suất sắc, góp phần tạo sức thêm sức mạnh của tuyến phòng thủ trên biển đảo.

Báo Đầu Tư, 20/04/2014
Đăng ngày 20/04/2014
Lã Quý Hưng
Doanh nghiệp

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:00 27/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 06:58 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 06:58 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:58 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 06:58 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 06:58 29/04/2024