Cá bỗng Hà Giang được cấp chỉ dẫn địa lý

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00105 cho sản phẩm cá bỗng Hà Giang. Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Cá bỗng
Cá bỗng đã nằm trong sách đỏ thuộc diện cần bảo vệ khẩn cấp, cấp độ V. Ảnh: Copteseurope

Khu vực địa lý gồm các xã: Trung Thành, Việt Lâm, Quảng Ngần, Minh Tân, Phú Linh, Phương Tiến, Thanh Thủy, Cao Bồ, Thượng Sơn, Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên), Đường Âm, Yên Định, Minh Sơn, Lạc Nông, Giáp Trung, Yên Cường, thị trấn Yên Phú (huyện Bắc Mê), Xuân Giang, Hương Sơn (huyện Quang Bình), Tiên Kiều, Quang Minh, Việt Vinh, thị trấn Việt Quang (huyện Bắc Quang), Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường và phường Quang Trung (thành phố Hà Giang).

Cá bỗng là loại cá quý hiếm, phân bố tự nhiên ở vùng trung và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc như sông Lô, sông Gâm và sông Miện. Cá bỗng là một trong 5 loài cá “tiến vua” bởi chất lượng thịt thơm ngon.

Hiện nay, cá bỗng đã nằm trong sách đỏ thuộc diện cần bảo vệ khẩn cấp, cấp độ V. Đây là loài thành thục muộn, nuôi khoảng 10 năm cá bỗng mới bắt đầu sinh đẻ, nhưng tỷ lệ sống thấp, chỉ khoảng từ 30% đến 40%. Trước thực trạng đó, nhằm bảo vệ được nguồn gene quý, Trung tâm Thủy sản Hà Giang, được sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1, đã thực hiện thành công kỹ thuật cho cá bỗng sinh sản nhân tạo và trung tâm trở thành đơn vị đầu tiên làm chủ kỹ thuật nhân giống, sinh sản nhân tạo cá bỗng, nhờ đó, Hà Giang chủ động nguồn giống để phát triển nghề nuôi cá bỗng, đồng thời bảo vệ được nguồn gene quý cá bỗng Hà Giang.

Ở Hà Giang, cá bỗng gắn với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày. Người dân tộc Tày quý trọng và nâng niu cá bỗng như của cải có giá trị, dâng lên trời đất, tổ tiên để tỏ lòng kính trọng. Với phương thức chăn nuôi truyền thống, cá bỗng Hà Giang nổi tiếng thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy, giá thành cá bỗng ở Hà Giang cũng cao hơn một số khu vực khác.

Cá bỗng Hà Giang được người Tày nuôi từ rất lâu đời nên thích nghi với nhiệt độ môi trường nước ở Hà Giang, cá khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao. Cá bỗng Hà Giang có màu xám thẫm, lưng màu đen hoặc xám xanh, nhạt dần về phía bụng. Vảy cá bỗng ở Hà Giang cứng, da dày.

Cá bỗng được người dân tộc Tày ở Hà Giang nuôi từ lâu đời, do đó cá thích nghi tốt với môi trường nơi đây và trở thành loài cá đặc hữu của Hà Giang. Trải qua thời gian từ đời này sang đời khác, phần lớn người dân nuôi cá bỗng Hà Giang vẫn giữ phương pháp nuôi quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, cho ăn thức ăn xanh, chủ yếu là rau, lá sắn, thân chuối băm nhỏ, có thể tận dụng bèo. Vì vậy, để cá có khối lượng từ 2 kg, thời gian nuôi phải mất 3 năm, cá chậm lớn hơn các địa phương khác nên chất lượng cá bỗng có độ thịt cá chắc, dai, vị thơm ngon.

Danh tiếng của cá bỗng Hà Giang có được nhờ tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, nguồn giống, quá trình chăm sóc. Truyền thống nuôi cá bỗng và phong tục của người dân tộc Tày ở Hà Giang đã tạo nên nét văn hóa riêng, thu hút khách du lịch đến khám phá. Bên cạnh đó, bí quyết chế biến truyền thống của bà con đã tạo ra những món ăn mà khách thập phương ưa thích, không thể quên.

Báo Chính Phủ
Đăng ngày 26/05/2021
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 06:12 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 06:12 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 06:12 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 06:12 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 06:12 12/01/2025
Some text some message..