Cá bớp chết hàng loạt... do trời mưa

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa có kết quả phân tích mẫu nước để làm cơ sở giải quyết nguyên nhân cá bớp chết hàng loạt trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh).

khu vực cá chết
Khu vực nuôi trồng có cá bị chết.

Cách đây gần 1 tháng, chỉ trong 2 ngày 5 và 6-11, hàng tấn cá bớp của các hộ nuôi ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh) bỗng dưng chết hàng loạt. Nghi ngờ cá chết là do ô nhiễm môi trường phát sinh từ việc nạo vét vịnh Cam Ranh; vì đây cũng là thời điểm Công ty Cổ phần Đầu tư Cái Mép đang hoạt động nạo vét tại khu vực quay đầu tàu cho Vùng 4 Hải quân, nên các hộ nuôi đã phản ánh đến chính quyền địa phương và yêu cầu giải quyết.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh khẳng định, cá bớp của các hộ nuôi bị chết khoảng vài tấn. “Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của các hộ nuôi, UBND thành phố đã cử cán bộ các phòng, ban đến hiện trường để lập biên bản, thống kê số lượng thủy sản và các hộ bị thiệt hại. Đồng thời, đề nghị Sở TN-MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cử cán bộ vào lấy mẫu nước, mẫu cá đem đi giám định”, ông Sơn nói.

Nhận được yêu cầu của UBND TP. Cam Ranh, Sở TN-MT đã chỉ đạo cho Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc TN-MT phối hợp với đại diện địa phương tiến hành lấy mẫu nước. Tại thời điểm lấy mẫu, đơn vị thi công vẫn hoạt động bình thường. Mẫu nước được lấy tại 5 điểm, trong đó có khu vực lồng bè cá bớp chết và khu vực đang thi công. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND TP. Cam Ranh kiểm tra, khảo sát các lồng bè nuôi. Qua kiểm tra, chỉ phát hiện cá bớp bị chết, trong khi đó cá chẻm nuôi cùng vẫn khỏe, các loại tôm hùm thì được người dân báo là có dấu hiệu bỏ ăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hải Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Cái Mép cho biết: “Địa điểm thi công nằm sâu trong vùng nước quân sự, cách lồng bè nuôi trồng khoảng 2km. Trong thời gian tiến hành dự án, đơn vị thi công luôn chấp hành sự giám sát của cơ quan chức năng. Các mẫu nước được Sở TN-MT lấy định kỳ theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Nếu cá chết do hoạt động nạo vét, chúng tôi cam kết sẽ bồi thường thỏa đáng cho người dân”.

Mới đây, Sở TN-MT đã có kết quả phân tích mẫu nước để làm cơ sở giải quyết nguyên nhân cá bớp chết hàng loạt. Theo đó, do mưa lớn liên tục trong nhiều ngày (từ ngày 1 đến 5-11), lượng nước từ khu dân cư đổ ra khu vực nuôi trồng lớn làm cho nước biển ở phường Cam Phúc Bắc bị giảm độ mặn mạnh; hàm lượng các chất ô nhiễm như: COD, amoni, coliform tăng cao, vượt quy chuẩn ở tất cả các vị trí kiểm tra, đặc biệt là ở khu vực bờ phía tây (nơi có lồng bè). Các nguyên nhân nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản của các hộ dân trong khu vực. Ở khu vực Công ty Cổ phần Đầu tư Cái Mép thi công, có lượng chất rắn lơ lửng tăng cao, trong khi đó các khu vực khác lại không có. “Nước biển ở mẫu lấy ngày 6-11 có mức độ ô nhiễm tăng mạnh, nhu cầu oxy hóa học tăng đột biến, vượt quy chuẩn 2 đến 3 lần. Tại khu vực nuôi trồng, ô nhiễm vi sinh và dinh dưỡng trong nước biển tăng cao, vượt giới hạn cho phép. Đặc biệt, độ mặn giảm mạnh, từ 34% (thời điểm trước đó) xuống còn 20,6% vào thời điểm lấy mẫu”, công văn gửi UBND tỉnh của Sở TN-MT nêu rõ.

Được biết, tình trạng cá chết chỉ diễn ra trong những ngày có mưa lớn liên tục. Đến thời điểm hiện tại, người dân không còn phản ánh tình hình thiệt hại về thủy sản. Sau khi có kết quả phân tích của Sở TN-MT, UBND TP. Cam Ranh đã thông báo và giải thích cho người dân về nguyên nhân khiến thủy sản bị chết.   

Báo Khánh Hòa, 30/11/2015
Đăng ngày 01/12/2015
Hạ Linh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:08 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:08 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:08 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 05:08 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:08 12/01/2025
Some text some message..