Cá bớp rớt giá, người nuôi lao đao

Sau Tết, các vùng nuôi cá bớp trong tỉnh bỗng rơi vào thế hụt hẫng. Cá bớp rớt giá, không có người mua khiến nhiều người nuôi thua lỗ nặng. Sự “đỏng đảnh” của thị trường đòi hỏi người nuôi phải thận trọng và có sự liên kết.

nuôi cá bớp
Lồng bè nuôi cá bớp san sát trên đầm Nha Phu.

Giá cá hạ, giá mồi tăng

Câu chuyện về con cá bớp “nóng” suốt hành trình chúng tôi theo chuyến ghe chở thức ăn ra đầm Nha Phu (Ninh Ích, Ninh Hòa), ai nấy đều than lỗ nếu còn tiếp tục nuôi cá bớp trong bè. Cập ghe vào chiếc bè nổi trên biển, anh Phan Thanh Long (Vĩnh Lương, Nha Trang) xách bao mồi lên bè nhưng lòng trĩu nặng, bởi mỗi ngày đi qua là anh lại mất thêm tiền triệu lo mồi cho cá. “1.000 con cá bớp trong bè đã đến kỳ xuất bán, mỗi con nặng tới 5 - 7kg, trị giá tiền tỷ, vậy mà kêu thương lái chẳng ai tới mua. Mỗi ngày tôi mất 3 triệu đồng tiền cá mồi, không lo sao được...”, anh Long chia sẻ.

Là một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp tại khu vực Hòn Thị, Hòn Lăng trên đầm Nha Phu, chưa lúc nào anh Long thấy cá bớp rớt giá như lúc này, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán giá hạ dưới 100.000 đồng/kg (bình thường 120.000 đồng). Nghịch lý là tuy giá cá hạ nhưng giá mồi vẫn tăng, hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg, khiến việc nuôi cá ngày càng khó khăn. Với kinh nghiệm nuôi cá bớp nhiều năm, anh Long biết rõ, cứ 8kg cá mồi tăng trọng 1kg cá bớp, nhưng với giá cá mồi hiện nay thì giá cá bớp phải 120.000 đồng/kg mới huề vốn, nếu không sẽ lỗ, chưa kể chi phí thuê mướn lao động, khấu hao bè lưới...

Cách không xa bè cá của anh Long, bè cá bớp của ông Trần Văn Sáu (Ngọc Diêm, Ninh Ích) đã đến tuổi xuất bán nhưng hàng ngày ông vẫn phải lo thức ăn cho hơn 300 con cá lớn, nuôi đã hơn 9 tháng. “Cá to rồi nhưng kêu thương lái có ai chịu tới đâu? Không có người mua, giá lại càng thấp. Một ngày, tui phải bỏ ra hơn triệu rưỡi đồng mua thức ăn cho cá...” - ông Sáu rầu rĩ.

cá bớp
Cá bớp của ông Trần Văn Sáu đã lớn nhưng không có người mua.

Những ngày qua, ông Nguyễn Nhật Bản (Ngọc Diêm, Ninh Ích) cũng luôn phải lo lắng về việc nuôi cá bớp. Theo ông Bản, trước đây cá bớp đem lại lợi nhuận khá, bình quân 100 con, bán xong, trừ chi phí cũng kiếm được 20 triệu đồng nhờ cá mồi rẻ, cá bớp được giá. Nhưng gần đây, giá cá ngày càng hạ. “Năm vừa rồi tôi lỗ 100 triệu đồng nhưng vẫn phải tiếp tục nuôi. Hiện hàng ngày tiền ăn của cá khoảng 600.000 - 700.000 đồng. Không có tiền, người bỏ cá mồi phải bán chịu lấy tiền trước 30%. Năm rồi, xuất bán xong tôi không còn tiền trả nợ”, ông Bản bộc bạch.

Không chỉ vùng nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu chịu cảnh lao đao, các khu vực nuôi tại Cam Ranh cũng gặp khó khăn. Ông Nguyễn Sỹ Hiệp (Cam Linh, Cam Ranh) cho biết, giá cá bớp loại 1 chỉ còn 90.000 đồng/kg, loại 2: 70.000 đồng/kg, trong khi trước đây luôn duy trì ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg. Ông Hiệp có hơn 10 tấn cá, trọng lượng 13kg/con nhưng rất khó bán.

giá cá bớp
Các chủ bè lo lắng trước tình hình đầu ra ảm đạm

Anh Long cho biết, hiện anh đang chuyển khẩu phần nuôi cá bớp từ cá mồi nguyên con sang đầu cá đông lạnh nhằm giảm bớt 50% chi phí, tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho cá lớn. Còn các chủ bè khác chưa biết phải làm gì để thích ứng, hàng ngày vẫn phải chạy lo tiền mua thức ăn cho cá... 

Cần sự liên kết

Theo các chủ bè, Nha Phu là một trong những vùng nuôi cá bớp đầu tiên của tỉnh. Hiện tại đây thu hút 50 - 60 hộ với hàng chục lồng bè, vài chục ngàn con cá bớp đang độ tuổi xuất bán. Những năm đầu, nghề nuôi cá bớp rất phát triển. Anh Long cho biết, cách đây 6 - 7 năm, giá cá mồi chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg nhưng giá cá bớp 60.000 đồng/kg. Vụ đầu tiên anh thắng lớn, bình quân 1.000 con, tổng thu 500 triệu đồng, lãi gần 300 triệu đồng. Nhưng hiện nay, tư thương tháo chạy bỏ lại thị trường cho người nuôi tự xoay xở. Còn theo ông Hiệp, riêng phường Cam Linh đã có 15 - 20 bè, tương đương 150 - 200 lồng, tổng sản lượng hơn 400 tấn cá bớp đang sốt ruột chờ thương lái.

cá mồi
Giá cá mồi tăng 13.000 - 14.000 đồng/kg nhưng cũng phải lo cái ăn cho cá.

Liên hệ một doanh nghiệp thu mua cá bớp xuất khẩu, chúng tôi được biết, đơn vị chỉ mua cá kích cỡ 7kg, số lượng 20 tấn. Nhưng khi đặt vấn đề thu mua cá bớp tại vùng đầm Nha Phu - nơi ngư dân đang cần bán thì ông chủ này lại hứa suông.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho biết, cá bớp được người dân trong tỉnh đưa vào nuôi 6 - 7 năm nay, chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Các vùng nuôi tập trung tại Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh và Vạn Ninh có số lượng hàng ngàn lồng, trong đó khu vực Cam Ranh hơn 1.000 lồng nuôi. Cá bớp tiêu thụ thị trường nội địa là chính, một số ít công ty tư nhân có đơn hàng xuất khẩu. Tại Nha Trang, Công ty Hoàng Hải xuất cá bớp đi Mỹ, kích cỡ 6 - 8kg/con, nhưng số lượng không lớn. Chính vì vậy, thị trường cá bớp lâu nay vẫn do tư thương thao túng... Bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS khuyến cáo: “Trong tình hình kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ thấp, thị trường thiếu đầu ra, người nuôi cá bớp cần tỉnh táo, có sự liên kết, thông tin cho nhau, tránh tình trạng mạnh ai nấy bán, mạnh ai nấy làm, tạo điều kiện cho tư thương ép giá”. Trong tình hình hiện nay, các ngành quản lý nhà nước vẫn chưa tạo ra được chuỗi giá trị, chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nên việc nuôi cá bớp nói riêng, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nói chung luôn ở thế bấp bênh. Việc thành lập các tổ hợp tác, liên kết người nuôi được xem là biện pháp hữu hiệu để đối phó với bất ổn của thị trường...

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 22/06/2013
vĩnh lạc
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 03:58 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 03:58 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 03:58 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 03:58 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:58 20/11/2024
Some text some message..