Cá có thể đã tiến hóa hơn 30 lần để sống trên mặt đất

Theo một nghiên cứu mới về sự đa dạng của loài cá lưỡng cư đang sống hiện nay, loài cá đầu tiên đặt chân lên đất liền cách đây hơn 350 triệu năm không phải là một sự may mắn.

cá lon mây
Cá lon mây ở Mauritius hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh khi ra khỏi nước.

Qua các thời đại, những người bạn đại dương của chúng ta có thể tiến hóa khả năng ra khỏi nước ít nhất 30 lần. Nghiên cứu đã nêu bật những yếu tố thúc đẩy những thay đổi về lối sống cực đoan và có thể gợi lại cách mà loài cá đầu tiên đã di chuyển lên đất liền.

Sandy Kawano thuộc Viện Tổng hợp Toán học và Sinh học quốc gia tại Knoxville, Tennessee, người không tham gia vào nghiên cứu này cho biết: "Thật thú vị ... những chuyển đổi lối sống này có thể không khó suy đoán".

Để tiến hành nghiên cứu, Terry Ord và Georgina Cooke tại Đại học New South Wales ở Kensington, Úc, đã nghiên cứu qua các bài báo khoa học về cá và theo dõi sự di chuyển lên mặt đất của chúng. Điều đó cho phép họ đếm được số lần mà loài cá này ra khỏi nước, và xác định xem những loài quen sống trên cạn này có điểm gì chung.

Hai nhà nghiên cứu đã tìm ra 130 loài cá sống trên đất hiện nay từ lươn Mỹ (Anguilla rostrata), chúng thường bò giữa các ao sau khi trời mưa, đến bọ cạp biển có xương sống dài (Taurulus bubalis), một loài cá ven biển trông rất lộng lẫy thường nhảy ra khỏi các bể thủy triều khi nồng độ oxy giảm xuống quá thấp. Và sau đó là loài thích sống trong bùn ở Đại Tây Dương (tên khoa học là Periophthalmus barbarous), một loài cá có đôi mắt hình củ hành và vây giống như tay bò quanh trên các bãi bùn để tìm thức ăn.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evolution vào tháng 6 này, cây phả hệ của cá thể hiện cứ 33 họ có ít nhất một con cá có ái lực với mặt đất rắn. Vì vậy, chắc chắn chúng nhảy lên mặt đất và tiến hóa ít nhất nhiều lần.

Một họ cá được xem là rất gần gũi: cá lon mây, một nhóm cá ven biển đặc biệt ưa thích sống trên đất liên mà tác giả đã nghiên cứu trong tự nhiên để tạo ra một phả hệ đã được tinh chỉnh. Cá lon mây mà nhóm nghiên cứu tìm thấy, đã nhảy lên mặt đất ít nhất ba lần khác nhau, và nhiều hơn có thể là bảy lần. Cá lon mây nhảy Thái Bình Dương (Alticus arnoldorum) là một điển hình – chúng đã dành cuộc sống trưởng thành nhảy xung quanh đá và có cơ thể phù hợp với những chiếc vây giống như cái cốc hút giúp chúng bám chặt vào đá khi bị sóng xô. Cá lon mây không thích nước, vì vậy nếu bạn đuổi theo chúng, chúng sẽ chạy vào những tảng đá.

Trong quá trình nghiên cứu loài cá này, các tác giả đã nhận ra rằng, hai loài cá lon mây được phân loại là những loài thực sự sống ở "biển" nhưng đã dành một khoảng thời gian hợp lý để ra khỏi nước. Loài cá này là đại diện cho các nhóm khác mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa chúng với đất liền. 33 có thể là ước tính quá thấp về số lần tiến hóa của những loài thích ở trên cạn trong số những loài đang sống.

Kawano ca ngợi sự kết hợp các loại dữ liệu khác nhau của nhóm - từ các bài báo nghiên cứu đến các bể thủy triều - và ghi lại sự đa dạng về mặt sinh thái của những loài thích sống trên cạn này như thế nào, không chỉ một cách sống lưỡng cư.

Tuy nhiên, việc di chuyển lên mặt đất sinh sống dường như chỉ xảy ra chủ yếu ở những vùng bãi triều: là những vùng bị phủ kín bởi nước khi thủy triều lên cao và lộ ra khi triều xuống thấp. Michel Laurin, một nhà cổ sinh vật học thuộc Cơ quan nghiên cứu quốc gia Pháp CNRS ở Paris cho biết, phát hiện này có thể ám chỉ lối sống của tổ tiên chúng ta đã di chuyển lên mặt đất. Có một số suy đoán rằng, loài cá thích sống trên cạn đầu tiên đã mạo hiểm ra khỏi nước ngọt. Tuy nhiên, ông cho rằng: "tất cả những phát hiện gần đây cho thấy tổ tiên của chúng ta đến từ biển". Những khu vực bãi triều dường như là bàn đạp cho việc di chuyển lên mặt đất như ngày nay, có lẽ cũng đã cách đây hàng trăm triệu năm.

Dân Trí, 18/06/2016
Đăng ngày 19/06/2016
Minh Trang
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:38 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:38 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:38 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:38 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:38 17/11/2024
Some text some message..