Cá hồi Alaska chết hàng loạt: Thảm họa báo động

Tại Mỹ, hàng loạt con cá hồi Alaska đã bị chết trong đợt nắng nóng chưa từng thấy vào mùa hè tại bang này.

Cá hồi Alaska chết hàng loạt: Thảm họa báo động
Bên trong những con cá hồi chết vẫn còn rất nhiều trứng. Ảnh: cdn.cnn.com

Alaska vừa trải qua một đợt nắng nóng chưa từng thấy vào mùa hè này và việc nhiệt độ tăng cao đã giết chết một số lượng lớn cá hồi. Nhiều loài cá hồi khác nhau đã chết hàng loạt vì sự thay đổi khí hậu tiêu cực.

Qua việc kiểm tra xác cá hồi dọc theo sông Koyukuk ở Alaska, các nhà khoa học phát hiện gần 1.000 con cá hồi bị chết. Ước tính con số thực tế nhiều hơn từ 4 - 10 lần. Những con cá này không có dấu hiệu bị thương hay nhiễm virus chủ yếu chết vì nhiệt độ nước tăng cao. Nhiều con cá không thể có được oxy qua hô hấp, trong khi số khác không còn năng lượng để sinh sản và bị chết khi trứng vẫn còn trong bụng.

Stephanie Quinn Davidson, một quan chức địa phương cho biết trên báo chí các nhà khoa học đã đi khảo sát dọc theo bờ sông Koyokuk của Alaska sau khi nhận tin báo của người dân về số cá hồi chết hàng loạt bất thường. Chỉ trong một lần khảo sát, họ phát hiện gần 1000 con cá hồi chết và ước tính con số thực lớn gấp 4-10 lần tại thời điểm đó.

Kết luận được đưa ra cho cái chết đáng báo động chính là sự sốc nhiệt do nắng nóng, nhiệt đồ tăng cao. Đây là điều chưa từng xảy ra tại nơi này.

Một quan chức khí tượng vùng đất này cho biết nhiệt độ nước đã phá vỡ những kỷ lục trước đây cùng lúc nhiệt độ không khí cũng tăng cao. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới những đàn cá hồi đang di chuyển tới nơi đẻ trứng.

Bi kịch của loài cá hồi được dự đoán có thể xảy ra vào năm 2069 nhưng ở thời điểm hiện tại, điều đó đã xảy ra.

Sự biến đổi nhiệt độ của nước khiến các đàn cá hồi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số không thể có được oxy qua hô hấp trong khi số khác không còn năng lượng để sinh sản, chết khi trứng vẫn còn trong bụng.

Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục theo dõi quần thể cá hồi ở vùng đất nổi tiếng về loài động vật này trong nhiều năm tới. Số cá hồi suy giảm cũng ảnh hưởng tới số lượng cá voi sát thủ, loài có khẩu phần ăn chủ yếu là cá hồi.

Theo Đất Việt
Đăng ngày 23/08/2019
Môi trường

Dịch bệnh tôm nuôi nhiều nơi do nắng nóng

Mấy ngày nay xảy ra tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, chết rải rác và có nguy cơ lây lan diện rộng do nắng nóng gay gắt, kéo dài.

Ao nuôi tôm.
• 09:26 31/05/2021

Cà Mau: Trên 19.000 tỷ đồng cho chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu

Sẽ có 55 nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu với nguồn kinh phí trên 19.000 tỷ đồng. Theo Kế hoạch, tổng nguồn kinh phí trên chủ yếu là nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ODA, với trên 18.000 tỷ đồng.

Bờ kè đất mũi
• 08:54 20/07/2020

Nam Cực ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu

Ryan Fogt, giáo sư khí tượng học tại ĐH Ohio (Mỹ), cùng học trò của mình là Kyle Clem đã công bố phát hiện mới về châu Nam Cực trên tạp chí Nature Climate Change. Nghiên cứu cho thấy Nam Cực đã ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.

biến đổi khí hậu
• 11:03 09/07/2020

Đồng bằng sông Cửu Long: Sẽ tìm cơm và cá ở đâu?

“Còn mẹ ăn cơm với cá”. Nếu mẹ thiên nhiên không còn nuôi dưỡng thì người Việt sống thế nào?

Tôm lúa
• 09:13 16/03/2020

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:52 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:52 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:52 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:52 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:52 29/03/2024