Cá mập cũng đa dạng tính cách như con người

Mặc dù có tiếng là hung dữ, nhưng không phải tất cả cá mập đều là những kẻ săn mồi không biết sợ.

một con cá mập
Một con cá mập trong cuộc thí nghiệm. (Nguồn: Forbes)

Giống như con người, cũng có một số con cá mập can đảm hơn những con khác. Và theo các nhà sinh học Australia, điều này có nghĩa là mỗi con cá mập đều có một tính cách khác nhau.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Macquarie ở Sydney (Australia) đã tiến hành quan sát những con cá mập ở vùng biển vịnh Jackson ở miền Nam Australia có chiều dài lên đến 1,65m và thường sống ở tầng đáy sâu.
Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh học các loài cá, các nhà sinh học Australia đã theo dõi 17 con cá mập sau khi được đưa vào bể mới mất bao lâu để nổi lên từ nơi ẩn nấp và khám phá nơi ở mới của chúng.

Thí nghiệm đo độ táo bạo của lũ cá đã cho thấy chấp nhận mạo hiểm là một phần tính cách của cá mập. Tuy nhiên, cũng có một số con có vẻ "dè dặt" hơn.

Quan sát cách mỗi con cá mập đối phó với tình huống khi bị di chuyển giữa các bể nước, các nhà khoa học nhận thấy một số cá mập có phản ứng kích động và bị stress sẽ tiếp tục có phản ứng như vậy trong các thí nghiệm tiếp theo.

Tiến sĩ Culum Brown, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết tính cách của mỗi con người bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố: gene và kinh nghiệm trong quá khứ. Điều tương tự cũng xảy ra đối với cá mập. Do đó, cách chúng phản ứng trong mọi hoàn cảnh sẽ phụ thuộc vào sự can đảm của từng con, ông cho biết.

“Mỗi con cá mập là một cá thể độc lập, có những phản ứng hành vi có thể dự đoán trước đối với các sự kiện nhất định... Điều đó có nghĩa là khi con người và cá mập tiếp xúc, mỗi con cá mập sẽ có cách phản ứng khác nhau” – ông nói.

TGVN/Kiến Thức, 02/06/2016
Đăng ngày 03/06/2016
Trung Hiếu
Khoa học

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 18:13 07/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 18:13 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 18:13 07/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 18:13 07/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:13 07/12/2024
Some text some message..