Cá mập tí hon mới có gương mặt ma chê quỷ hờn

Loài cá mập có gương mặt xấu ma chê quỷ hờn được xác nhận là một sinh vật mới. Trông chúng như là những con quỷ nhỏ dưới đáy đại dương.

Cá mập tí hon, cá mập lồng đèn, cá mới, cá mập mới
Cá mập tí hon có gương mặt của quỷ

Mới đây, các chuyên gia từ ĐH Florida Atlantic (Mỹ) đã xác nhận sự tồn tại của một loài cá mập biển sâu mới. Nó sống trong những vùng nước khoảng 300m dưới mực nước biển, tại phía Tây Bắc đảo Hawaii.

Loài cá này gây sốt bởi thân hình tí hon, chỉ nặng khoảng 900gr. Ngoài ra chúng có khả năng tự phát sáng, và đi kèm là một bộ mặt xấu ma chê quỷ hờn. Kết hợp cả 2 yếu tố, rõ ràng trông chúng giống như những con quỷ dưới Đại tây Dương.

Được biết, loài cá mới được đặt danh pháp Etmopterus lailae, và nó thuộc lớp cá mập đèn lồng (lanternshark). Tuy nhiên, mục đích khả năng phát sáng của loài cá này đang gây tranh cãi, vì với kích thước nhỏ bé ấy, nó không được dùng để dụ mồi. Khoa học hiện đang nghiêng về giả thiết ngụy trang nhiều hơn.

"Hiện có khoảng 450 loài cá mập được tìm thấy trên toàn thế giới, và không phải lúc nào bạn cũng tìm ra một loài mới" - giáo sư Stephen Kajiura từ ĐH Florida Atlantic cho biết.

"Có một khoảng đa dạng sinh học rất lớn chưa được biết đến, vậy nên khi tìm ra một loài cá mập nhỏ bé đến vậy thực sự khiến tôi phấn khích".

"Loài cá này chắc chắn chưa từng được biết đến và nghiên cứu, vì nó quá nhỏ và sống ở rất sâu".

Cá mập tí hon, cá mập lồng đèn, cá mới, cá mập mới
Cái đầu kỳ lạ của loài cá mập mới.

Trên thực tế, loài cá này đã được tìm thấy một lần vào khoảng năm 2000. Tuy nhiên trên các tài liệu, khoa học khi ấy lại xếp nó vào một nhóm cá mập đã biết. Vậy nên để có được kết luận này là cả một công trình nghiên cứu của giới chuyên gia, khi phải so sánh rất kỹ lưỡng các loài cá mập lồng đèn với nhau.

"Loài cá mới có những đặc điểm không thể xếp chung với các loài cá mập lồng đèn khác" - Kajiura chia sẻ. "Ví dụ, nó có một cái đầu rất kỳ lạ, lỗ mũi lớn một cách bất thường. Lý do là vì chúng sống ở dưới vùng nước rất sâu, nên khứu giác phải phát triển mạnh hơn để tìm kiếm thức ăn".

Cá mập tí hon, cá mập lồng đèn, cá mới, cá mập mới
Kajiura cầm cá mập mới trên tay.

Hiện tại, mẫu cá mập duy nhất mà giới chuyên gia có nằm ở trong... bảo tàng, chứ họ chưa được tận mắt mục kích chú cá nào ngoài tự nhiên. Nhưng vậy cũng đủ để thấy rằng đại dương còn rất nhiều bí ẩn. Chỉ sợ, con người không khám phá được hết mà thôi.

Theo Trí Thức Trẻ
Đăng ngày 31/07/2017
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:50 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:50 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:50 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:50 14/11/2024
Some text some message..