Cà Mau - Bạc Liêu: Ưu tiên nâng cấp, vận hành công trình ứng phó thiên tai

Nhằm ứng phó với thiên tai, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình thủy lợi trọng điểm.

công trình nhà mát
Công trình cống Nhà Mát, TP Bạc Liêu.

Cà Mau ưu tiên nâng cấp hệ thống đê biển

Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong 5 năm qua tỉnh Cà Mau đã đầu tư nhiều công trình trọng điểm. Trong đó, ưu tiên đầu tư chống tràn cho tuyến đê biển không để nước biển từ ngoài xâm nhập. Qua đó, đảm bảo diện tích sản xuất cho người dân, chủ yếu là vùng ngọt và vùng nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là bảo vệ được hàng ngàn hộ dân sinh sống phía trong các tuyến đê biển.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: Thời gian qua tỉnh Cà Mau đã tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, cũng như vốn vay tiếp tục hoàn thiện các tuyến đê bao biển Đông và biển Tây nhằm bảo vệ dân sinh và phục vụ sản xuất. Riêng các tuyến đê phía trong hệ thống công trình thủy lợi ở với vùng ngọt, tỉnh chủ động củng cố các bờ bao, nạo vét thủy lợi tạo ra bờ hồ để dự trữ nước mưa tại chỗ phục vụ sản xuất.

Cà Mau
Tỉnh Cà Mau ưu tiên nâng cấp hệ thống đê biển Tây.

Đối với các vùng sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau ưu tiên củng cố các bờ bao, nạo vét kênh, mương dự trữ nước ngọt để rửa mặn trồng lúa. Hệ thống công trình sẽ được đóng các cống lại để ngăn mặn. Khi thu hoạch xong vụ lúa trên đất nuôi tôm sẽ mở cống xả nước mặn cho bà con  nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, với điều kiện BĐKH cực đoan như hiện nay, trong đó mực nước biển dâng cao hàng năm (khoảng 10cm/năm) tại các huyện phía đông của tỉnh Cà Mau đã ảnh hưởng rất lớn với diện tích thủy sản của người dân. Theo đó, hàng năm có khoảng 90.000 ha đất sản xuất tại các vùng sinh thái bị tác động. Cụ thể khi nước biển tràn dâng cao, tôm, cá trong ao nuôi sẽ theo đó đi ra ngoài gây thất thoát rất lớn cho người nuôi.

Theo ông Tô Quốc Nam, để khắc phục tình trạng này tỉnh Cà Mau cho củng cố các tuyến bờ bao lớn, đối với khu vực nội đồng. Hỗ trợ cho người dân nạo vét các hệ thống kênh, mương tạo bờ bao nhân tạo để chống tràn. Các công trình này đa phần là hệ thống hở để bảo vệ vùng sinh thái của rừng ngập mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã quy hoạch vùng này không có hệ thống khép kín bằng cống. Thay vào đó là mỗi vuông tôm nội đồng đều có cống xổ nước ra vào rất thuận tiện. 

Tuy nhiên để giảm thiệt hại ngành nông nghiệp Cà Mau vẫn xác định gia cố các bờ bao là chính. Trong đó, tại các tuyến trục chính cần gia cố bờ bao và tỉnh Cà Mau làm theo cách cuốn chiếu. Ngân sách thi công được lấy từ nguồn hỗ trợ Trung ương, trong đó có nguồn công ích thủy lợi. 

Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển hơn 254 km, trong đó khoảng 50 km tuyến đê biển Tây đang được sửa chữa, gia cố. Hiện nay còn khoảng 100 km tuyến đê biển Đông chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa.

Bạc Liêu nhiều cống lớn, nhỏ đã đưa vào vận hành

Ông Ngô Nguyên Phong, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Nhằm đảm bảo công tác phòng chống thiên tai hiệu quả, thời gian qua đơn vị đã đầu tư xây dựng 24 cống thủy lợi (4 cống lớn và 20 cống nhỏ).

Trong đó đã hoàn thành được 3 cống lớn đã đưa vào quản lý vận hành, gồm: cống Nhà Mát, Cái Cùng và Huyện Kệ. Riêng cống Chùa Phật (huyện Hòa Bình) hiện nay chỉ còn 2 mang cống là hoàn thiện, cầu giao thông đã xong. Mặc dù trong quá trình thi công công trình đã phải tạm ngưng hơn 1 năm.

Theo ông Phong, sau khi 3 cống trên đưa vào vận hành các công trình đã phát huy được hiệu quả như mong đợi. Cụ thể như cống Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) từ khi vận hành cống đã giúp TP Bạc Liêu giảm ngập hiệu quả. Các hộ dân bên trong các cống, cùng với vuông tôm không còn bị ngập như trước đây, việc đi lại sinh hoạt của người dân được đảm bảo. Ngoài 4 công lớn trên, 20 cống nhỏ cũng được triển khai thi công bằng nhiều nguồn vốn khác. Khi 20 cống nhỏ này hoàn thành sẽ góp phần cùng 4 cống lớn chủ động bảo vệ sản xuất.

Công trình
Công trình cống Nhà Mát. 

Để chủ động ứng phó với các đợt triều cường xuất hiện vào các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu đề nghị: Trung tâm Dịch vụ Đô thị tỉnh Bạc Liêu rà soát lại toàn bộ hệ thống cửa van cống dọc theo hai bên bờ sông Bạc Liêu - Cà Mau thuộc khu vực thành phố Bạc Liêu. Nếu phát hiện cửa van cống không đảm bảo ngăn triều cường thì có biện pháp sửa chữa, khắc phục nhanh nhằm đảm bảo ngăn triều cường gây ngập khu vực nội ô thành phố Bạc Liêu. Kiểm tra, nạo vét hệ thống mương, hố ga thoát nước của các tuyến đường trong nội ô thành phố Bạc Liêu để đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa lớn. (Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bạc Liêu)

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 26/11/2021
Trọng Linh - Đào Chánh
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 14:25 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 14:25 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 14:25 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 14:25 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 14:25 19/01/2025
Some text some message..