Cà Mau không để đứt gãy chuỗi cung ứng ngành thủy sản

Cà Mau đã có nhiều giải pháp linh hoạt nhằm duy trì sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, chế biến và cung ứng kịp thời đầu ra, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

chế biến tôm xuất khẩu
Các doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau duy trì sản xuất, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Lên phương án sản xuất “3 tại chỗ”

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của Covid-19 có nguy cơ lan rộng, nhất là tại các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản đông công nhân trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, để tổ chức sản xuất an toàn tại các nhà máy, xí nghiệp trong điều kiện dịch bệnh, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn cần chủ động xây dựng phương án sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”, là “sản xuất tại chỗ, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ”.

Các doanh nghiệp cần rà soát kỹ điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất tại các khu tập thể, nhà trọ, nhà ở cho công nhân theo hướng dẫn của ngành y tế. Đồng thời, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án “3 tại chỗ” càng sớm càng tốt trên cơ sở sự hướng dẫn, phối hợp của Sở Công thương, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan.

Công ty cổ phần Thủy sản Cà Mau (Seaprimexco) - đơn vị thực hiện thí điểm - khẩn trương hoàn thiện phương án để các ngành chức năng đóng góp ý kiến hoàn chỉnh, đưa vào vận hành thực tế, từ đó đánh giá hiệu quả và tính khả thi. Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) phối hợp với các bên liên quan hỗ trợ các nhà máy, xí nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để công nhân an tâm làm việc, không quá hoang mang, nhưng cũng không chủ quan trước dịch bệnh Covid-19.

Theo khảo sát, giá tôm đang có sự chênh lệch, do điều kiện thu mua ở các doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra, giá tôm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kháng sinh, vi chất trong tôm... Hiện tại, giá tôm sú tăng là do hết mùa, riêng giá tôm thẻ giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan là doanh nghiệp, người nuôi tôm lo sợ dịch bệnh, thu hoạch nhiều dẫn đến cung vượt cầu. Mặt khác, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam làm cho các yếu tố môi trường thay đổi, các đầm tôm phải thu hoạch ngoài dự kiến.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề nghị, Sở Công thương phối hợp với CASEP, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục rà soát, tìm hiểu kỹ giá thu mua bình quân của doanh nghiệp tại nhà máy, giá thu mua đại lý tại đầm nuôi. So sánh đối chiếu, xem xét có hay không dấu hiệu lợi dụng tình hình thời điểm khó khăn để ép giá, trục lợi từ khâu trung gian, để kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất chấn chỉnh (nếu có). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương phối hợp cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác thông tin - tuyên truyền, khuyến cáo người nuôi tôm bình tĩnh, chỉ nên thu hoạch khi tôm đã đến lứa, tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt sẽ gây tác động xấu đến thị trường.

Song song đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn số 3622/UBND-NNTN về phát triển sản xuất trong điều kiện dịch Covid-19. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Công thương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, tình hình giá tôm trên thị trường, để có thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đưa ra khuyến cáo cần thiết phục vụ sản xuất, kinh doanh. Ðồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, đặc biệt là tình hình cung ứng giống, thức ăn, vật tư phục vụ sản xuất; kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp đảm bảo sản xuất của người dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt không để gián đoạn việc vận chuyển vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, TP. Cà Mau và các đơn vị chủ động nắm thông tin, dự báo, theo dõi sát tình hình và diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là giá cả các mặt hàng thiết yếu. Qua đó, tăng cường công tác phối hợp trong lưu thông, phân phối hàng hóa, không để xảy ra tình trạng sốt giá cục bộ; kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ giá cả thị trường và xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm về giá, chất lượng hàng hóa, buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh, khan hiếm hàng hóa để tăng giá bán bất hợp lý, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

chỉ đạo COVID-19
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (thứ nhất từ phải sang) kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống Covid-19 tại một đơn vị xuất khẩu thủy sản ở TP. Cà Mau.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg

Trong những ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đã đi kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu tại một số địa bàn trong tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở đường Quản Lộ Phụng Hiệp. Theo báo cáo của lực lượng làm nhiệm vụ tại đây, lượng xe tải chở hàng hóa vào địa bàn tỉnh giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 ngày thường. Công tác kiểm tra, giám sát tại chốt được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa tại Siêu thị Co.opMart Cà Mau và chợ nông sản phường 7 (TP. Cà Mau) cho thấy, lượng hàng hóa rất dồi dào, đặc biệt là các loại rau, củ, quả, trứng, thịt, cá, mì…, nhưng sức mua giảm mạnh. Giá cả các mặt hàng được niêm yết rõ ràng.

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt đánh giá cao vai trò của Siêu thị Co.opMart Cà Mau trong việc cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn tỉnh và hy vọng trong thời gian tỉnh Cà Mau thực hiện giãn cách xã hội, Co.opMart Cà Mau sẽ luôn chủ động phương án điều tiết nguồn hàng, đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở Ban Quản lý Chợ nông sản phường 7 tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thương mua bán. Song song đó, phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức của tiểu thương và người mua hàng trong công tác phòng, chống dịch bệnh; mua bán phải đảm bảo khoảng cách an toàn, thực hiện nghiêm quy định 5K, bán hàng đúng giá.

Cà Mau cũng công bố có 38 điểm lên/xuống hàng hóa tập trung và tại các điểm chợ nhằm phục vụ các đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng ô tô từ các địa phương khác vào tỉnh để giao, nhận hàng hóa trong điều kiện Cà Mau không đóng cửa chợ truyền thống cũng như chợ tạm trong thời gian giãn cách, với điều kiện hoạt động mua bán tại các chợ phải đảm bảo biện pháp an toàn trong phòng, chống Covid-19.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo, ngành công thương phải đảm bảo không xảy ra tình trạng thừa, thiếu hàng hóa cục bộ; các chợ, cơ sở mua bán phải niêm yết giá tất cả các mặt hàng và cam kết bán đúng giá. Nếu nơi nào không niêm yết giá, bán chênh lệch giá, thì sẽ bị xử lý.

Cà Mau xác định, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là giải pháp đảm bảo sức khỏe an toàn nhất cho người dân. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn hoạt động, nhưng các chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Nếu lượng người lao động quá đông, thì phải chia ca để đảm bảo giãn cách và phải đăng ký với ngành quản lý.

“Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải đảm bảo phương châm 3 tại chỗ (ăn, làm, nghỉ). Chủ cơ sở, doanh nghiệp phải cấp thẻ cho công nhân lao động để các lực lượng giám sát, làm nhiệm vụ dễ kiểm tra. Các đơn vị sử dụng lao động ngoài tỉnh, lao động nước ngoài vẫn hoạt động, nhưng phải áp dụng chặt các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời phải báo cáo cụ thể tình hình lao động với UBND cấp huyện, thành phố nơi có công trình, doanh nghiệp”, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh.

Báo Đầu Tư
Đăng ngày 24/07/2021
Huy Tự
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 11:06 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:06 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 11:06 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:06 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:06 29/12/2024
Some text some message..