Cà Mau: Nhiều bức xúc mùa sên vuông

Mặc dù tỉnh rất quan tâm và có nhiều quyết định, quy định thời gian, cách thức cho hoạt động sên vét ao đầm nuôi tôm... Song, năm nào cũng vậy, đến thời điểm này lại xảy ra mâu thuẫn trong dân, người thuận, người lại không đồng tình về chuyện vên vét ao đầm.

sên vuông
Ô chứa bùn phục vụ cho hoạt động sên vét nhỏ mang tính hình thức thế này là một trong những nguyên nhân khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng hơn trong mùa sên vét.

Hiện đang bước vào cao điểm mùa sên vét ao đầm nuôi tôm của người dân một số huyện phía Nam Cà Mau. Trong con nước xổ tôm đầu tháng 9 vừa qua, gia đình bà Nghị Thị Lệ, ấp Tân Phước, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi gần như không thu hoạch được gì từ 2 ha tôm nuôi quảng canh truyền thống. Bà Lệ cho biết, năm nào cũng vậy, tới mùa này là nước dưới sông đục kẹo. Do sơ ý bà lấy nước vào chuẩn bị xổ thì tôm, cua có hiện tượng chết rải rác nên đóng cống luôn.

Người lớn thì lo lắng cho thu nhập sụt giảm nhưng những đứa trẻ nơi đây (khoảng 14-15 tuổi) lại có vẻ chờ đợi mùa này. Theo lời anh Nguyễn Văn Cường, ấp Tân Phước: "Tụi nó chờ là phải, vì mùa sên năm ngoái (năm 2015) vô mánh".

Theo lời kể của anh Cường, năm trước cũng vào cao điểm mùa sên vuông, khi đến con nước ròng, dưới kinh nước sình đặc kẹo, cá cua không chịu nổi phải trườn lên mé, một đêm có người bắt được cả chục ký các loại. "Nên năm nay mấy đứa nó hy vọng sẽ "vô mánh" như năm trước, và với tình hình này, viễn cảnh đó có thể lặp lại".

Hoạt động sên vét ao đầm trong nuôi tôm được thực hiện theo Quyết định số 24/QÐ-UBND ngày 3/10/2014 của UBND tỉnh có sửa đổi, bổ sung. Theo quy định, thời gian sên vét đất, bùn trong nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện quanh năm nhưng không được để bùn, đất, chất thải tràn gây ô nhiễm môi trường. Còn đối với sên vét ao, đầm bằng máy khoan hút bùn, chỉ được thực hiện trong tháng 9 và 10 hằng năm, bắt buộc phải có khu chứa bùn thải và các chất thải phù hợp và không bị rò rỉ ra bên ngoài. Ðược biết, trước đó, UBND tỉnh đã ban hành ít nhất 5 quyết định trong việc quản lý hoạt động sên, vét cải tạo ao, đầm nuôi thuỷ sản.

Thế nhưng, đến nay tình hình sên vét vẫn diễn ra phức tạp. Việc sên, vét ao đầm xả thải trực tiếp ra sông, rạch vẫn còn diễn ra. Câu chuyện bức xúc do hoạt động sên vét ao đầm không chỉ diễn ra trên địa bàn huyện Ðầm Dơi mà mới đây, chuyện này cũng được chính quyền địa phương 2 xã Hoà Tân và Hoà Thành, TP Cà Mau kiến nghị nhân chuyến khảo sát thực tế của Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng trung tuần tháng 8 vừa qua.

Các địa phương kiến nghị cần có lịch sên vét phù hợp hơn và chế tài nặng hơn đối với những hộ dân còn thiếu ý thức, không tuân thủ lịch sên vét cũng như cố tình xả bùn ra sông, kinh rạch. Cơ chế quản lý trong hoạt động này là không thiếu nhưng tình trạng bức xúc và mâu thuẫn trong dân mỗi khi đến giai đoạn này năm nào cũng tiếp diễn. Ðặc biệt là giữa các hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát và những hộ nuôi quảng canh truyền thống.

Trước kiến nghị của địa phương, kết thúc chuyến khảo sát thực tế, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng chỉ đạo các địa phương lân cận phải xây dựng lịch sên vét hài hoà giữa các xã và các loại hình nuôi trồng. Ðồng thời, các ngành chức năng tiến hành rà soát để xây dựng lịch sên vét hằng năm sao cho phù hợp nhất cũng như cơ chế trong quản lý đảm bảo môi trường ổn định, bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hoạt động sên vét ao đầm trồng nuôi thuỷ sản, đặc biệt đối với con tôm sau một vụ nuôi là nhu cầu gần như bắt buộc để có những vụ nuôi tiếp theo thành công. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng ô nhiễm, thành công của người này mà không là thiệt hại của người khác, ngoài cơ chế quản lý của Nhà nước, quan trọng nhất hiện nay chính là ý thức của người dân./.

Báo Cà Mau, 17/09/2016
Đăng ngày 18/09/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 09:42 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 09:42 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:42 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 09:42 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:42 18/04/2024