Cá nhân vỡ nợ, hợp tác xã "trắng" ao

Theo Tổng cục thủy sản, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL giảm 4,1% trong 6 tháng qua (còn 4.341 ha). Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết: từ 1.200 ha nuôi cá tra năm 2012 đến tháng 6 năm nay, số hộ "treo" ao trong tỉnh lên tới 30-40%; An Giang có 779 ha, giảm 18% so với năm 2012; Cần Thơ có 746 ha, giảm 5,1%, Vĩnh Long 434 ha, giảm 10,6%.

nuôi cá tra bị kiệt sức.
Người nuôi cá tra bị kiệt sức.

Hai năm qua thua lỗ kéo dài, thất vọng ê chề, nợ và lãi vay ngân hàng không trả nổi... ông Nguyễn Thanh Bình, xã viên HTX cá tra Thới An ( HTX Thới An), tám năm theo nghề nuôi cá tra, có kết cục từ bốn ao cá (gần 1 ha- mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn cá) chỉ còn một ao 3.000 m2 nuôi gia công cho công ty thủy sản Bình Minh (Vĩnh Long).

“Công ty hứa cung cấp cho người nuôi 1,6 kg thức ăn + 5.000 đồng, cuối vụ họ thu hồi 1 kg cá tra nguyên liệu, nhưng suốt 5 tháng rồi, công ty “lặn mất tăm” không cung cấp thức ăn, tiền cũng không, điện thoại gọi phía công ty không ai bắt máy”, ông Bình nói. Ông đang nợ ngân hàng 2,5 tỷ đồng, đóng lãi trên 100 triệu đồng/tháng.

Tình thế bắt buộc ông cho cá ăn cầm chừng nên nuôi 5-6 tháng mà trọng lượng mỗi con chừng 200 gram. Ước tính sản lượng cá nuôi toàn vùng ĐBSCL khoảng 545.718 tấn, không ít ao nuôi trong tình trạng tương tự.

Nằm dọc sông Hậu, HTX Thới An từng có hệ thống ao nuôi “đẹp mắt” nhưng nay chỉ còn vài ao nuôi liên kết với công ty Sao Mai (An Giang).

Ông Sáu Tiễn (Võ Văn Tiễn), người đang nuôi gia công cho công ty Sao Mai với hợp đồng 1.700 tấn/năm cho biết tình thế đã và đang chia rẻ người nuôi. Hộ cá thể, nhỏ lẻ nuôi một vài ao, không có hợp đồng gia công bán trôi nổi cho các nhà máy lấy tiền liền giá 18.500 đồng/kg, nếu bán ghi nợ sau 1 tháng trả- giá 19.000-19.500 đồng/kg. Ai nuôi giỏi, ít ao hụt, đáng tin cậy thì giá bán từ 22.000 đồng/kg.

Có phải tất cả người bán đều được trả tiền sòng phẳng?

Ngày 29. 7, một nhóm nông dân tụ hội rất sớm, sốt ruột chờ đợi để được gặp Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và lãnh đạo TP Cần Thơ đi thăm HTX Thới An, phường Thới An, quận Ô Môn, Cần Thơ.

Hình ảnh lạc quan ngày nào không còn nữa ở các HTX nuôi cá tra
Hình ảnh lạc quan ngày nào không còn nữa ở các HTX nuôi cá tra 

Ông Trần Hiếu Trung, một người nuôi trắng tay nói : năm 2009 tôi vay ngân hàng 3,5 tỷ đồng, hai năm thua lỗ bị ngân hàng xiết nợ, phải bán 2 ao cá (8.000 m2) để trừ nợ! Cố gắng lắm mới giữ được 1 ao (3.000 m2) nuôi gia công cho Cty Sao Mai, nhưng đến ngày xuất bán thì phía công ty bất ngờ giảm giá hỗ trợ còn 4.500 đồng/kg thay vì 5.000 đồng/kg. Nuôi gia công kiếm lời 500-1.000 đồng/kg mà còn rơi vào tình trạng này thì tới chừng nào mới trà được số nợ 1,2 tỷ đồng với ngân hàng!

Ông Lý Văn Lung bán 298 tấn cá cho Công ty Việt An (An Giang), giấy ghi nợ sẽ trả trong vòng 30 ngày sau khi bán cá, quá thời hạn trên sẽ tính lãi. “Nhưng đã hơn 4 tháng, đi đòi nợ - chầu chực riết giống như đi xin”, ông Lung nói.

Tương tự, anh Đào Văn Những bán 200 tấn cá cho công ty Thuận An. Sau hơn hai tháng mới nhận được 20% số nợ phải đòi. Cũng như nhiều nông dân khác, hàng tháng anh phải còng lưng trả lãi vay ngân hàng trong khi vốn liếng của mình bị doanh nghiệp chiếm dụng.

Đến lượt ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Thới An rầu cho tổ chức HTX : ban đầu HTX có 20 xã viên, diện tích nuôi cá tra trên 50 ha. Tới nay, xã viên bán ao cá, bán ruộng, vườn mà vẫn còn nợ không phải ít. Diện tích ao nuôi cá của HTX Thới An còn 10 ha, phần này là của số xã viên đóng lãi ngân hàng đúng hẹn.

Ông Trần Hiếu Trung, một người nuôi trắng tay nói : năm 2009 tôi vay ngân hàng 3,5 tỷ đồng, hai năm thua lỗ bị ngân hàng xiết nợ, phải bán 2 ao cá (8.000 m2) để trừ nợ! Cố gắng lắm mới giữ được 1 ao (3.000 m2) nuôi gia công cho Cty Sao Mai, nhưng đến ngày xuất bán thì phía công ty bất ngờ giảm giá hỗ trợ còn 4.500 đồng/kg thay vì 5.000 đồng/kg. Nuôi gia công kiếm lời 500-1.000 đồng/kg mà còn rơi vào tình trạng này thì tới chừng nào mới trà được số nợ 1,2 tỷ đồng với ngân hàng!  Ông Lý Văn Lung bán 298 tấn cá cho Công ty Việt An (An Giang), giấy ghi nợ sẽ trả trong vòng 30 ngày sau khi bán cá, quá thời hạn trên sẽ tính lãi. “Nhưng đã hơn 4 tháng, đi đòi nợ - chầu chực riết giống như đi xin”, ông Lung nói.  Tương tự, anh Đào Văn Những bán 200 tấn cá cho công ty Thuận An. Sau hơn hai tháng mới nhận được 20% số nợ phải đòi. Cũng như nhiều nông dân khác, hàng tháng anh phải còng lưng trả lãi vay ngân hàng trong khi vốn liếng của mình bị doanh nghiệp chiếm dụng.  Đến lượt ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Thới An rầu cho tổ chức HTX : ban đầu HTX có 20 xã viên, diện tích nuôi cá tra trên 50 ha. Tới nay, xã viên bán ao cá, bán ruộng, vườn mà vẫn còn nợ không phải ít. Diện tích ao nuôi cá của HTX Thới An còn 10 ha, phần này là của số xã viên đóng lãi ngân hàng đúng hẹn.
Chi phí thức ăn thủy sản, thuốc thú y tăng cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành cá tra 

“Trước đây giá thành nuôi cá thấp, còn hiện nay chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản chi phí đầu vào đều tăng cao trong khi giá bán đụng trần”, ông Hải hình dung chi phí “ bong bóng” có thể bị thổi lớn lên và mong có cơ chế kiểm soát thị trường đầu vào cho người nuôi, đồng thời mong muốn được xem xét khoanh nợ, giảm hoặc miễn lãi suất…

Tuy nhiên, theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, để tháo gỡ khó khăn cho nông dân nuôi cá tra ngân hàng sẽ phải cân đối số liệu cụ thể và có thể sẽ có giải pháp khoanh nợ, giảm lãi hoặc miễn lãi.

Về lâu dài, khi Chính phủ ban hành quy định mới và người nuôi cá tra theo quy hoạch, đáp ứng sản lượng và áp dụng kỹ thuật nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm có uy tín trên thị trường, nông dân sản xuất có hợp đồng bao tiêu… ngân hàng sẽ cho vay không cần thê chấp, thực hiện mục tiêu giúp nông dân sản xuất có hiệu quả và nâng cao thu nhập.”

Đến lúc đó, may ra HTX Thới An mới thoát khỏi tình trạng teo tóp.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 31/07/2013
BÀI VÀ ẢNH: ĐỨC TOÀN - LÊ HOÀNG YẾN
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 09:37 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 09:37 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:37 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:37 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 09:37 16/06/2025
Some text some message..