Cá nuôi lồng bè ở Long Sơn lại chết hàng loạt, dân thiệt hại tiền tỉ

Hơn nửa tháng qua, cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và và sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) lại chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi hàng tỉ đồng.

cá chết trên sông Chà Và
Người dân vớt cá chết trên sông Chà Và bỏ vào bao đưa vô bờ

Ngày 19.8, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và tiếp tục vớt cá chết chở vào bờ đổ bỏ. Hàng trăm con cá chết thối rữa dày đặc trôi từ các bè nuôi dạt vào bờ. Theo các hộ dân nuôi cá lồng bè, cá bỏ ăn 2 tuần nay, nổi đầu, trôi dạt bám lưới lồng, tuột nhớt, tróc da và bắt đầu chết. Hộ anh Nguyễn Văn Vinh nuôi 60.000 con cá bớp và cá chim đã 4 - 5 tháng. “Mấy ngày qua, không hiểu nguyên nhân từ đâu mà cá bớp chết trước, sau đó tới cá chim. Hiện trong lồng nuôi của tôi còn 10.000 con nhưng ngày nào cũng có cá chết. Ước tính thiệt hại gần 5 tỉ đồng”, anh Vinh cho hay. Hộ anh Phan Quốc Toàn có hơn 40 lồng nuôi cá bớp và cá chim. Mấy ngày qua cá cũng chết hàng loạt, gây thiệt hại cho hộ gia đình anh gần 4 tỉ đồng.

Ông Bùi Đức Bình, Phó chủ tịch UBND xã Long Sơn, cho biết cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và, sông Rạng của các hộ dân chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Hiện tượng cá chết nhiều vào ngày 15.8 và 17.8, chủ yếu là cá bớp và cá chim. Hiện UBND xã Long Sơn chưa thống kê hết thiệt hại của các hộ dân. Các hộ dân nuôi cá lồng bè cho biết do cá chết còn nhỏ (từ 0,3 - 0,6 kg/con) nên không ai mua. Những con cá còn sống thì bán được giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Thêm, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu), cho biết ngay sau khi nhận thông tin từ người nuôi cá lồng bè, đơn vị đã lấy mẫu cá và mẫu nước để xác định nguyên nhân cá chết. Chi cục đã hướng dẫn tạm thời để người dân khắc phục thiệt hại đến mức thấp nhất. Tại thời điểm lấy mẫu nước, các chỉ số nhiệt độ, độ kiềm nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng ô xy hòa tan trong nước thấp (DO = 3,1 mg/l) so với ngưỡng cho phép (DO = hơn 5,0 mg/l), hàm lượng khí H2S vượt ngưỡng cho phép.

“Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và khảo sát thực tế, nhận định ban đầu nguyên nhân cá chết có thể là do môi trường nước biến động sau những ngày mưa nhiều. Nguồn nước có hiện tượng thiếu ô xy cục bộ, cùng với sự hiện diện của trùng quả dưa mật độ cao đeo bám trên mang và thân cá, làm hạn chế quá trình hô hấp cùng với tác nhân vi khuẩn gây lở loét, dẫn đến cá bỏ ăn trong nhiều ngày khiến cá yếu và chết dần”, ông Thêm cho hay.

Đây không phải lần đầu cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết, nhiều năm liên tục gần đây tình trạng cá nuôi lồng bè chết ở sông này đã gây thiệt hại cho các hộ dân hàng trăm tỉ đồng.

Thanh Niên
Đăng ngày 20/08/2020
Nguyễn Long
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 15:24 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 15:24 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:24 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 15:24 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 15:24 15/11/2024
Some text some message..