Cá nuôi lồng chết hàng loạt sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nhiều tấn cá diêu hồng của người dân nuôi trên sông Bồ (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Cá chết hàng loạt
Cá chết hàng loạt trên sông Bồ

Đợt mưa lũ vừa qua, nước sông Bồ đã vượt báo động 3, điều này khiến cá nuôi bằng lồng trên sông Bồ của nhiều người dân ở xã Quảng Phú chết do bị ngột.

Ông Nguyễn Văn Hiệp vừa vớt cá chết vừa than thở, ban đầu cá chết rãi rác, nhưng do phải ngâm nước bạc chảy siết dài ngày nên cá chết ngày một nhiều, 22 lồng nuôi của ông đã chết hơn 3 tấn cá diêu hồng thương phẩm.

“Cá chết nhiều coi như công sức, tiền của đổ xuống sông. Trong điều kiện nước bạc còn ngâm lâu ngày môi trường nước rất xấu, nguy cơ cá chết nhiều hơn đang hiện hữu”, ông Hiệp chia sẻ.

Trước tình trạng trên, nhiều người nuôi cá phải bán cá chết cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm mua về làm thức ăn để vớt vát phần nào thiệt hại. Đến nay, theo thống kê bước đầu, đã có hơn 6 tấn cá diêu hồng của người dân tại xã Quảng Phú nuôi trên sông Bồ bị chết, đẩy nhiều hộ dân vào cảnh điêu đứng.

Cá diêu hồng chết

Người dân thiệt hại nặng nề

Ông Phan Thanh Phong – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho hay, trước tình trạng cá nuôi lồng chết hàng loạt, chính quyền địa phương đã vận động người dân chôn lấp để không gây ô nhiễm môi trường. Đối với số cá còn sống, chính quyền xã hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc để hạn chế cá chết.

“Về lâu dài, khi người dân có nhu cầu vay vốn tái sản xuất thì chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện để dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm giảm bớt khó khăn...”, ông Phong nói.

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền - Lê Ngọc Bảo cho biết, huyện đang liên hệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ cá. Huyện cũng sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thu mua cá cho người dân, như phí vận chuyển. Trước mắt, chính quyền địa phương vận động các hộ nuôi thu hoạch tỉa để bán, vừa được giá vừa hạn chế thiệt hại. Đồng thời vận động cán bộ, người dân trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm.

Cá diêu hồng

Đến nay đã ghi nhận hơn 6 tấn cá diêu hồng bị chết sau mưa lũ

Theo Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lũ đã khiến 145 ha nuôi trồng thủy sản bị thất thoát chủ yếu ở các xã Vinh Xuân, Vinh An (huyện Phú Vang); xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới); huyện Quảng Điền và TX Hương Thủy. Về chăn nuôi có 4.600 con gia cầm bị trôi, trong đó huyện Quảng Điền có 900 con, TX. Hương Thủy có 2.700 con.

Báo Tài nguyên & Môi trường
Đăng ngày 20/10/2022
Văn Dinh
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 01:35 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 01:35 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 01:35 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:35 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 01:35 16/11/2024
Some text some message..