CÁ TRA- lưu ý trở ngại trong thuận lợi

Năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt kỷ lục (dự báo hơn 2 tỷ USD), giá cá nguyên liệu đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo ông Võ Hùng Dũng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cần lưu ý một số thách thức, trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian tới.

CÁ TRA- lưu ý trở ngại trong thuận lợi
Bên cạnh thuận lợi về giá bán, thị trường xuất khẩu... cần quản lý chặt chẽ điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Chí Quyết- Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Thít- cho biết, từ năm ngoái đến nay, gần như tất cả các ao bị treo đã phục hồi. So năm ngoái, diện tích thả nuôi cá tra năm 2018 của huyện là 92 ha (tăng 13ha), sản lượng 15.278 tấn (tăng 1.579 tấn). Trong năm, giá cá tra nguyên liệu tại ao ở mức cao: từ 25.000- 35.000 đ/kg (tăng 5.000- 7.000 đ/kg so cùng kỳ), người nuôi có lời từ 3.000- 13.000 đ/kg.

“Người nuôi ngày càng am hiểu và nâng cao nhận thức nên ngày càng đảm bảo đạt chất lượng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ…

Hướng tới, huyện xác định giữ ổn định diện tích và tăng cường kiểm soát để tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn”.

Tuy nhiên, ông cũng cho hay, hiện có một số khó khăn như sản lượng cá giống các hộ trên địa bàn tự ương nuôi rất ít, không đáp ứng đủ, phần lớn nhập từ tỉnh khác- khó kiểm soát chất lượng và khá bấp bênh…

Khan hiếm giống, cung không đủ cầu còn là tình hình chung của tỉnh và khu vực ĐBSCL. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, toàn tỉnh có 67,68ha sản xuất kinh doanh giống cá tra (tăng gần 3ha so cùng kỳ) với 61 hộ; sản lượng ước đạt 59 triệu con, tăng 20,74 triệu so năm ngoái. 

Bên cạnh, có 3 cơ sở sản xuất cá bột với năng lực khoảng hơn 2 tỷ cá bột/năm nhưng thực tế trong năm nay chỉ đạt 180 triệu cá bột đạt 13,85% kế hoạch năm do cơ sở sản xuất của một công ty chuyển sang tỉnh khác. 

Nhìn chung, giống cá tra chủ yếu nhập tỉnh nên khó kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất (giống không bảo đảm chất lượng nên tỷ lệ hao hụt cao).

Trong khi đó, đến nay Vĩnh Long đạt 97,7٪ diện tích mặt nước hiện đang nuôi cá tra thương phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và VietGAP. Tuy nhiên, tình hình duy trì tiêu chuẩn của các cơ sở này còn khá thấp, do chi phí đánh giá- chứng nhận của các tiêu chuẩn khá cao.

Chưa kể, giá sản phẩm có chứng nhận đạt tiêu chuẩn và sản phẩm không áp dụng tiêu chuẩn thì không có sự khác biệt, nên chưa khuyến khích được người nuôi duy trì tiêu chuẩn…

Ông Võ Hùng Dũng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam- cho hay, tình hình xuất khẩu cá tra thuận lợi từ năm 2017 kéo dài sang 2018 và nhìn về 2019. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý những trở ngại của ngành cá. Đó là, “vấn đề xử lý môi trường ô nhiễm ở khu vực nuôi là một trong những hành xử quan trọng ảnh hưởng tính bền vững của ngành cá tra”.

Bên cạnh, khan hiếm, thiếu hụt nguồn cung giống là vấn đề cực kỳ khó khăn mà “việc này cũng không thể giải quyết được trong thời gian ngắn”.

Mặt khác, công nghệ chế biến cần tiếp tục cải tiến, đặc biệt là những lĩnh vực về phòng nhiễm khuẩn, vi sinh…

Về thị trường, sự phát triển rất mạnh của thị trường Trung Quốc cũng… đáng lo “bởi biết đâu đến lúc nào đó họ sẽ giảm mua”.

Chưa kể, giá cá tăng lên nhiều thì sẽ kéo theo nhiều chi phí về thức ăn, nguyên liệu và các chi phí về hậu cần dịch vụ cũng sẽ gia tăng...

Trong trường hợp đó, nếu có dấu hiệu về thị trường suy yếu, giá giảm thì người nuôi hay khu vực chế biến sẽ gặp khó. Do vậy, cần đa dạng, mở rộng thị trường xuất khẩu mới, chú trọng phát triển mạnh hơn thị trường trong nước…

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT), ước tổng diện tích nuôi và sản lượng thủy sản toàn tỉnh năm 2018 giảm nhẹ so năm ngoái. Cụ thể, diện tích khoảng 2.500ha (giảm 1,89%), sản lượng khoảng 117.580 tấn (giảm 1%). Trong đó, diện tích nuôi cá tra ao thâm canh năm 2018 gần 460ha, tương đương năm rồi; sản lượng ước đạt 86.700 tấn, tăng 10.552tấn, vượt kế hoạch năm (80.000 tấn).

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 07/12/2018
Tuyết Hiền
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 10:28 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 10:28 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:28 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:28 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:28 22/12/2024
Some text some message..