Cá trên sông ở Quảng Nam tiếp tục chết trắng, nghi bị đầu độc

Một số người am hiểu nhận định nhiều khả năng kẻ xấu sử dụng hóa chất kịch độc cyanua để đánh bắt cá đem đi bán.

Cá
Cá chết trên sông Nước Bươu

Ngày 29-4, ông Ngô Tấn Lạc, Chủ tịch UBND xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), cho biết người dân trên địa bàn xã tiếp tục phát hiện tình trạng cá chết trên sông Nước Bươu.

Cụ thể, sáng sớm hôm qua (28-4), người dân ở làng Kiếp Xoan (thôn 2, xã Trà Cang) phát hiện cá chết hàng loạt trên sông Nước Bươu. Do khu vực sông này vắng, cách khá xa làng Kiếp Xoan, không có sóng điện thoại nên trình báo thông tin trễ.

Sáng 29-4, UBND xã Trà Cang chỉ đạo thôn kiểm tra, qua đó phát hiện dụng cụ kẻ xấu dùng đánh thuốc cá bỏ lại tại hiện trường và vẫn còn nhiều cá chết nổi trên sông.

Theo phản ánh của người dân, trên địa bàn gần đây xuất hiện một nhóm khoảng 4-5 người lạ mặt. Vào thời điểm chiều tối, nhóm này thường đến các con sông đánh thuốc làm cá chết, sáng sớm thu lượm cá lớn rồi rút đi.

Cơ quan chức năng nhận định khả năng nhóm người này chính là "thủ phạm" gây nên vụ tận diệt cá trên sông Nước Bươu vào tối 26 rạng sáng 27-4.

UBND xã Trà Cang đã chỉ đạo tất cả các thôn cùng lực lượng công an, quân sự, bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, mai phục nắm thông tin, ghi hình ảnh để phối hợp truy bắt kẻ xấu; đề nghị UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.

Theo báo cáo của UBND huyện Nam Trà My, sau khi tiếp nhận thông tin của người dân về hiện tượng cá chết bất thường trên sông Nước Bươu, ngày 27-4, UBND huyện đã cử lực lượng Công an huyện, UBND xã Trà Cang và Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra hiện trường.

Vật thểNgười dân phát hiện vật thể lạ được bó bằng lá cây ở đầu nguồn, nghi kẻ xấu tẩm chất kịch độc để đánh bắt cá kiểu tận diệt

Đoạn sông xảy ra hiện tượng cá chết thuộc khu vực hạ lưu sông Nước Bươu chảy ra sông Tranh, chiều dài đoạn sông có hiện tượng cá chết khoảng 3 km (tính từ ngã ba sông Tranh và sông Nước Bươu về phía thượng lưu sông Nước Bươu).

Số cá chết ghi nhận còn lại ở hiện trường có kích thước nhỏ như cá đép, cá niên, cá lấu… Ước lượng số cá người dân vớt được khoảng từ 200 - 250 kg. Đến chiều 27-4, trên sông Nước Bươu không còn hiện tượng cá chết bất thường.

Qua kiểm tra hiện trường dọc theo khu vực sông xảy ra tình trạng cá chết không phát hiện có các hoạt động sản xuất xả thải vào nguồn nước sông. Khu vực trên không có hoạt động khai thác vàng trái phép. Kiểm tra tại khu vực thi công đập thủy điện Nước Bươu cho thấy toàn bộ lượng nước của sông Nước Bươu từ thượng lưu được dẫn vào kênh dẫn dòng tại đập và chảy về hạ lưu.

sông Nước BươuNgười dân phát hiện nhiều điểm tại sông Nước Bươu xảy ra hiện tượng cá chết bất thường

Khu vực thực hiện các hoạt động thi công xây lắp tại đập được đắp đê quai, không có các hoạt động xả thải vào nguồn nước sông Nước Bươu. Nước sông trong, ổn định. Từ vị trí đập thủy điện Nước Bươu đến vị trí xuất hiện có cá chết khoảng 1,5 km về phía hạ lưu.

Trong những ngày qua tại khu vực dòng chảy sông Nước Bươu không có mưa lớn hoặc thời tiết cực đoan gây ô nhiễm nguồn nước. Địa phương đã tiến hành vận động, tuyên truyền, khuyến cáo người dân không được sử dụng, mua bán nguồn cá chết trên sông Bươu để làm thực phẩm.

Hiện nay, UBND huyện đã giao Công an huyện tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân sự việc. Theo ông Ngô Tấn Lạc, một số người am hiểu nhận định nhiều khả năng kẻ xấu sử dụng hóa chất làm vàng, khả năng là cyanua để đầu độc nguồn nước khiến cá chết trắng.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 01/05/2023
Trần Thường
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:06 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:06 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 11:06 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 11:06 20/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 11:06 20/12/2024
Some text some message..