Cá voi chết bí ẩn ở vịnh Alaska

Cái chết chưa rõ nguyên nhân của 30 con cá voi lớn ở phía tây vịnh Alaska buộc chính phủ Mỹ phải tiến hành một cuộc điều tra.

cá voi vây
Một trong 11 con cá voi vây mắc kẹt trên đảo Kodiak, Alaska. Ảnh: Bree Witteveen/Đại học Alaska Fairbanks.

Từ tháng 5, có 11 con cá voi vây, 14 con cá voi lưng gù, một con cá voi xám, 4 động vật biển có vú chưa thể phân loại bị mắc cạn trên các đảo phía tây vịnh Alaska và ven bán đảo Alaska, Mỹ.

Theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), số lượng cá voi mắc cạn ở khu vực này tính đến nay đã tăng gần gấp 3 lần so với mức trung bình trong lịch sử và được phân vào nhóm "hiện tượng tử vong bất thường", viết tắt là UME.

UME là trường hợp tử vong có ý nghĩa đặc biệt đối với một quần thể động vật, xảy ra bất ngờ và đòi hỏi hành động khẩn cấp. Ưu tiên hàng đầu hiện nay của NOAA là xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của 30 con cá voi dọc bờ biển Alaska từ tháng 5.

"Các chuyên gia ngư nghiệp ở NOAA rất quan tâm đến hiện tượng cá voi mắc cạn số lượng lớn ở phía tây vịnh Alaska trong những tháng gần đây. Chúng tôi hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng các nghiên cứu sẽ đem lại thông tin quan trọng về sức khỏe của những con cá voi và hệ sinh thái nơi chúng sống," Giáo sư Teri Rowles, điều phối viên phòng ngư nghiệp của NOAA phát biểu.

Các nhà khoa học mới lấy mẫu vật của một trong số 30 con cá voi chết và vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến chúng tử vong.

Sau khi chính phủ Mỹ bổ sung UME vào Đạo luật bảo vệ động vật biển có vú năm 1991, có 61 trường hợp đã được công bố và 29 trường hợp được xử lý. Tìm hiểu và điều tra về UME rất quan trọng bởi đây là chỉ dẫn về sức khỏe đại dương, cung cấp nhận thức cho những xu hướng môi trường lớn hơn có tác động đến con người.

Vnexpress, 24/08/2015
Đăng ngày 25/08/2015
Phương Hoa (theo Christian Science Monitor)
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 14:58 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 14:58 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 14:58 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 14:58 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 14:58 14/11/2024
Some text some message..