Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
Hình ảnh kết quả của công nghệ đếm con giống trong nuôi tôm. Ảnh: thigiacmaytinh.com

Tuy nhiên, do kích thước nhỏ của tôm con, việc đong đếm thủ công chưa bao giờ đạt được mức độ chính xác mong muốn. Do đó, sự ra đời của các công nghệ đếm con giống đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tháo gỡ những khó khăn trong việc mua bán tôm giống, sản xuất tôm. Vì vậy, cùng Tép Bạc điểm qua các công nghệ đếm con giống hiệu quả ngày nay mà bà con nên biết.

Công nghệ đếm con giống XperCount 2 

Giới thiệu

Công nghệ đếm con giống XperCount 2 là sản phẩm của XpertSea - Canada trong quản lý chất lượng tôm giống theo hệ thống. Công nghệ này là một trong những giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực nuôi tôm giống, dựa trên sự kết hợp của phần cứng và phần mềm để tạo, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ quy trình sản xuất. XperCount 2 là một thiết bị di động thông minh, cho phép kiểm tra và đánh giá nhanh chóng các thông số quan trọng của tôm, bao gồm: số lượng, kích thước (chiều dài) và độ phân đàn (CV).

Cách thức hoạt động

XperCount 2 được mô tả như một chiếc máy tính, với sự hỗ trợ của 2 camera và bộ cảm biến nên mang lại độ chính xác ấn tượng lên đến 95% cho mọi ứng dụng cập nhật mỗi 2 tuần. Tính đa dạng của nó cho phép đo lường từ kích thước vi tảo nhỏ nhất đến các sinh vật lớn như ấu trùng tôm hay tôm giống, với một phạm vi kích thước hoàn thiện từ 1 micromet. Với pin sạc có thời lượng sử dụng liên tục từ 6 đến 8 giờ và trọng lượng nhẹ chỉ khoảng 4 kg. Được trang bị màn hình cảm ứng và kết nối wifi, việc thao tác trở nên đơn giản, thuận tiện và dễ dàng sử dụng ở mọi nơi. XperCount 2 cũng cung cấp khả năng báo cáo và phân tích chi tiết cho mọi hoạt động, đảm bảo sự truy xuất và mở rộng sản xuất 100%. Kết quả kiểm tra sẽ được tự động gửi đến khách hàng và họ có thể truy cập dữ liệu từ bất kỳ trình duyệt nào.

Quy trình quản lý chất lượng của hệ thống được thực hiện qua 3 bước. Đầu tiên, theo dõi và kiểm soát số lượng tôm giống từ trại sản xuất tôm giống. Tiếp theo là kiểm soát chất lượng của tôm giống dựa trên các chỉ số như tốc độ tăng trưởng, chiều dài và độ phân đàn. Việc này mang lại sự tự tin cho người nuôi về độ chính xác và đáng tin cậy của lô hàng trước khi thả nuôi. Thông tin từ thực tế cho thấy rằng để kiểm tra số lượng tôm trong một bao tôm giống, phương pháp thủ công có thể mất tối thiểu 10 phút và có độ chính xác khoảng 80%. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của XperCount 2, thời gian cần thiết chỉ là 1 phút và độ chính xác lên đến 95%. Đặc biệt, XperCount 2 cũng có ưu điểm vượt trội ở khả năng truy xuất và đếm số lượng lớn một cách hiệu quả.

Công nghệ đếm con giống SeaThru Counter

Giới thiệu

Trong năm 2020, Kuun Kangvansaichol - người Thái Lan đã ra mắt một mẫu thử đầu tiên có tên là Sea Thru Counter, sử dụng trí tuệ nhân tạo và camera để tự động đếm số lượng ấu trùng và con giống. Điều này đã giúp người nuôi tiết kiệm đáng kể thời gian. Thiết bị của Kuun có khả năng đếm lên đến 2.000 ấu trùng của các loài như tôm, cá rô phi, cua, trứng cá và các loài có kích thước nhỏ chỉ trong 6 đến 8 giây. So với việc đếm bằng tay, công việc này trước đây mất nhiều thời gian và có độ chính xác thấp, có thể lên đến 30%. Ví dụ, việc đếm 1.000 trứng cá rô phi trước đây mất từ 10 đến 15 phút, trong khi đếm 2.000 con giống tôm thẻ chân trắng mất đến 35 phút.

Kuun KangvansaicholKuun Kangvansaichol và công nghệ đếm con giống - SeaThru Counter. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Mặc dù SeaThru Counter đã cho thấy kết quả và hiệu suất thực hiện rất ấn tượng, nhưng việc tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi thời gian để xây dựng niềm tin từ phía khách hàng. Do đó, sau một năm rưỡi, Sea Thru Counter đầu tiên của Kuun mới được phát hành chính thức ra thị trường. Dữ liệu từ hệ thống cho thấy rằng khách hàng của Kuun đang sử dụng máy đếm hàng ngày và họ đều rất hài lòng với sản phẩm. Điều này cung cấp thêm động lực cho Kuun để tiếp tục phát triển sản phẩm của mình và giải quyết các thách thức trong việc nuôi trồng và sản xuất con giống.

Hiệu quả của công nghệ đếm con giống

SeaThru Counter hiện đã có mặt tại các trại ương dưỡng cá rô phi và tôm ở 11 quốc gia trên toàn cầu. Để mở rộng thị trường, vào tháng 8/2023, Kunn thử nghiệm phiên bản phần mềm của SeaThru Counter, cho phép người dùng tải ảnh chụp đối tượng nuôi thông qua ứng dụng LINE lên dịch vụ đám mây để ngay lập tức nhận được kết quả số lượng đối tượng cần đếm. Công nghệ phát triển ưu tiên hàng đầu tính chính xác cao và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để thực hiện điều này. Với tôm thẻ chân trắng, đảm bảo độ chính xác 97% cho số lượng dưới 2.000 con.

Hiện nay, SeaThru Counter có thể đếm trứng cá rô phi chính xác tới 98% và đếm các loại ấu trùng, con giống chính xác 95% trở lên. Không chỉ đếm được trứng và cá rô phi giống, SeaThru Counter còn đếm được số lượng của cá rô phi ở 3 vòng đời khác nhau. Việc đếm chính xác số lượng trứng rất quan trọng, bởi nó cung cấp thông tin về tỷ lệ sống, từ đó giúp các cơ sở đánh giá được hiệu quả phương pháp ương dưỡng của mình.

Đăng ngày 15/04/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:45 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:45 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:45 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:45 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:45 26/12/2024
Some text some message..