Các địa phương căng mình ứng phó bão số 1

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo cơn bão sẽ đi vào Vịnh Thái Lan, càng đi càng mạnh dần lên cấp 9, giật cấp 11 trong những ngày tới (Đến ngày 05/01/2019).

Các địa phương căng mình ứng phó bão số 1
Hướng đi và vị trí của bão số 1 trên Biển Đông. Bão số 1 hướng thẳng Cà Mau với sức gió giật cấp 10

Trước tình hình đó, nhiều địa phương khu vực ven biển Nam Bộ đã đưa ra những biện pháp nhằm ứng phó với những diễn biến của bão số 1.

Cà Mau, Bạc Liêu

Chiều ngày 1/1 UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành lệnh cấm các loại tàu thuyền ra biển ngay từ chiều cùng ngày.

Sáng nay, 2/1 ông Nguyễn Long Hoai - chi cục trưởng Chi cục thủy lợi kiêm chánh văn phòng Cơ quan phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau thông tin, hiện vẫn còn 1.086 tàu đang đánh bắt ngoài biển và đang được kêu gọi nhanh chóng vào nơi trú ẩn an toàn.


UBND tỉnh Bạc Liêu họp khẩn ứng phó bão số 1. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bạc Liêu).

Nhận định bão số 1 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Cà Mau, do đó lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các địa phương duy trì chế độ trực chiến, sẵn sàng di dời dân khi cần thiết.

Trưa ngày 2/1/2019, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành họp khẩn nhằm đưa ra những biện pháp để ứng phó với cơn bão. Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung chỉ đạo Bộ đội Biên phòng và các địa phương quan tâm hơn công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão an toàn. Cử cán bộ xuống tận nhà các chủ tàu, thuyền kiểm tra việc liên hệ với tàu thuyền để thống kê chính xác. Đồng thời, Bộ đội Biên phòng cần theo dõi và liên tục kêu gọi các tàu còn hoạt động trên biển vào nơi trú bão an toàn.

Đối với vùng sản xuất lúa - tôm, các địa phương cần kiểm tra chặt chẽ, ưu tiên xả nước cứu lúa. Nhắc nhở các hộ nuôi tôm công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lấy chằng chống các nhà kín. Đối với các hộ nuôi tôm ven biển cần động viên bà con thu hoạch sớm. Riêng huyện Đông Hải và thị xã Giá Rai khuyến cáo nhân dân chằng chống nhà cửa; có phương án di dân nếu cần thiết. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường lực lượng cho Đồn Biên phòng Gành Hào để chủ động giúp dân khi cần. Ngành công an, quân sự chuẩn bị lực lượng sẵn sàng quân số 100% để điều động khi cần…

Kiên Giang

Hiện tại, Kiên Giang có 10.618 tàu đánh cá, trong đó có 4.910 tàu đánh bắt xa bờ.

Tới thời điểm này, cơ quan chức năng đã tổ chức liên lạc thường xuyên, kêu gọi vào bờ đối với 400 tàu khai thác gần bờ đang đánh bắt tại các vùng biển Kiên Hải, Phú Quốc, Cà Mau…, đồng thời giữ liên lạc và kêu gọi 120 tàu đang khai thác ở ngư trường Biển Đông. Tàu thuyền được neo đậu an toàn để đối phó với bão số 1.

Ngoài ra, địa phương cũng bố trí nhiều khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền tại các địa phương: Kim Quy, Xẻo Nhàu (huyện An Minh), sông Cái Bé - Cái Lớn (huyện An Biên, Châu Thành), Lình Huỳnh, Vàm Rầy (huyện Hòn Đất), Ba Hòn (huyện Kiên Lương), TP Hà Tiên, TP Rạch Giá.

Tổ chức di dời 2.800 lồng bè nuôi thủy sản trên biển vào nơi khuất gió, chỉ đạo phòng nông nghiệp các địa phương có biện pháp khẩn cấp bảo vệ 119.000 ha tôm nuôi.

Sáng ngày, 2/1 UBND tỉnh Kiên Giang đã có công văn khẩn chỉ đạo công tác ứng phó bão số 1, yêu cầu các đơn vị, địa phương, sở, ban, ngành bố trí trực cơ quan 24/24. Đặc biệt lực lượng tàu cứu hộ cứu nạn trên biển được huy động 100%.

Đời sống & Pháp lý
Đăng ngày 03/01/2019
Hoài Đông
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 01:45 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 01:45 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 01:45 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 01:45 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 01:45 04/12/2024
Some text some message..