Các mặt hàng thủy hải sản tăng giá, nguồn cung giảm

Mặc dù được dự báo trước tình hình diễn biến xấu của thời tiết, thương nhân buôn bán thủy hải sản đã chủ động gắn kết mạng lưới phân phối, duy trì nguồn hàng nhưng theo Ban quản lý các chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, mặt hàng thủy hải sản có xu hướng tăng giá vì nguồn cung đang biến động do hạn chế ở khâu bảo quản, vận chuyển trong thời tiết không thuận lợi.

thủy hải sản
Ảnh minh họa. (Nguồn: Quang Quyết/TTXVN)

Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, từ cuối tháng Chín đến nay, tổng lượng hàng về chợ đạt bình quân trên 2.100 tấn/ngày (giảm khoảng 3% so với thời điểm đầu tháng Chín), trong đó sản lượng nhập chợ của ngành hàng thủy hải sản tươi bình quân là 933 tấn/ngày, thủy hải sản khô 5 tấn/ngày, rau củ quả 901 tấn/ngày, gia cầm 7 tấn/ngày. Giá bán buôn các mặt hàng thủy hải sản gồm tôm sú sống là 200.000-305.000 đồng/kg, tôm thẻ 120.000-180.000 đồng/kg, mực lá 120.000-170.000 đồng/kg…

Hiện tại, một trong những mặt hàng tăng cao nhất có thể kể là tôm sú tăng 15.000-20.000 đồng/kg; sò lông tăng 25.000 đồng/kg; những loại khác như nghêu, ốc bươu, sò huyết tăng trung bình 5.000 đồng/kg. Theo nhận định của các thương nhân kinh doanh ngành hàng thủy hải sản, nguồn cung ngành hàng này vẫn đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu thị trường, nhưng giá vẫn biến động là do chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển, bảo quản trong điều kiện thời tiết xấu.

Tại các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố như Bà Chiểu, Tân Định, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Văn Trỗi… nguồn hàng thủy hải sản về chợ giảm đáng kể so với những tuần đầu tháng Chín, giá bán cũng được điều chỉnh theo chiều hướng tăng.

Bà Lê Hòa, tiểu thương kinh doanh ngành hàng thủy hải sản chợ Bình Hưng Hòa, cho biết người dân ngày càng thông minh trong việc chi tiêu, khi có những mặt hàng này tăng giá đột biến thì họ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt, nhiều đơn vị chủ động nhập những mặt hàng có giá cả tương đối phù hợp với mức tiêu dùng của người dân, hạn chế bán những mặt hàng hàng thủy hải sản đang có giá cao./.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 03/10/2013
Mỹ Phương
Kinh tế

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 01:02 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 01:02 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 01:02 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:02 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 01:02 06/12/2023