Các nhà xuất khẩu Ấn Độ yêu cầu EU cảnh báo trước khi bị loại trừ

Ấn Độ đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) không cấm hoặc ghi vào danh sách đen ngay lập tức bất kỳ nhà xuất khẩu thủy sản nào nếu phát hiện có vấn đề với chỉ một lô hàng, vì biện pháp cực đoan này làm tổn hại đến toàn bộ ngành.

Các nhà xuất khẩu Ấn Độ yêu cầu EU cảnh báo trước khi bị loại trừ
Ảnh minh họa: Internet

A Jayathilak, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Xuất khẩu các sản phẩm Thủy sản (MPEDA), đồng thời chủ trì cuộc đối thoại về tôm giữa châu Âu - Ấn Độ được liên kết tổ chức với Đại sứ quán Hà Lan, cho biết “EU sẽ đưa ra cảnh báo cho nhà xuất khẩu và cho thời gian hợp lý để loại bỏ những thiếu sót trước khi loại công ty đó khỏi danh sách”.

Sự kiện này là một phần của Triển lãm Thủy sản Quốc tế Ấn Độ 2018 lần thứ 21 được tổ chức bởi Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 1.

Jayathilak cũng nhấn mạnh rằng danh sách đen là không công bằng, bởi vì nó đã phá hủy danh tiếng của các nhà xuất khẩu được xây dựng trong nhiều năm và gây nguy hiểm cho sự đầu tư của họ vào kinh doanh, bên cạnh sinh kế của rất nhiều nông dân.

Hơn nữa, ông cũng đặt câu hỏi về quyết định của EU về việc tăng kích cỡ các mẫu thủy sản Ấn Độ để phân tích, từ 10% lên 50%, trong khi khối EU vẫn giữ ngưỡng 10% đối với các nước khác.

Giám đốc Ban thanh tra Xuất khẩu (EIC) S K Saxena lấy làm tiếc về việc thực hiện cả hai biện pháp, mặc dù cơ chế kiểm soát chất lượng đã được thắt chặt hơn trong hai năm qua.

Theo ông, một số công ty trong danh sách đen đã được đưa vào trên cơ sở các biến đổi nhỏ nhoi từ tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm. Ông cũng nói rằng ông muốn việc xác lập lại danh sách sẽ được thực hiện trong các trường hợp thích hợp trong một thời gian ngắn.

Một đại diện của người nuôi tôm cho rằng các thử nghiệm chất lượng nên được tiến hành ở cấp trang trại hơn là trong các sản phẩm chế biến, vì đôi khi người nuôi bị đổ lỗi trong trường hợp ngành chế biến mắc lỗi.

TCTS
Đăng ngày 01/02/2018
Thế giới

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Ngành tôm Ecuador trước thách thức: Trung Quốc giảm nhập khẩu?

Ngành tôm Ecuador đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào thị trường Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào một đối tác đang dần bộc lộ rủi ro.

Tôm thẻ
• 10:23 21/02/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 16:12 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 16:12 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 16:12 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 16:12 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 16:12 19/03/2025
Some text some message..