Các quy định về phòng chống dịch bệnh trong nuôi tôm

Hằng năm Sóc Trăng cần khoảng 15 tỉ con giống nước lợ để phục vụ cho nghề nuôi tôm thương phẩm. Tuy là 1 trong 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất khu vực ĐBSCL, nhưng hiện tại trong tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là các cơ sở ương dưỡng, rất ít trại sản xuất, nguồn con giống chủ yếu nhập từ miền Trung. Do đó để quản lý tốt chất lượng con giống nhập tỉnh, ngoài tăng cường kiểm dịch gốc tại các cơ sở sản xuất giống của các tỉnh miền Trung, thì công tác tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh của cơ quan chuyên môn tại tỉnh cũng đóng vai trò quan trọng.

lấy mẫu xét nghiệm tôm
Kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm tôm giống tại các trại cung ứng tôm nuôi.

Nuôi tôm hiện có quá nhiều rủi ro, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả môi trường khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên nhiều nông dân tâm huyết với nghề này cho biết, thành công hay thất bại là do con giống quyết định. Bởi người nuôi tôm dù có kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn sâu, môi trường thời tiết thuận lợi, cơ sở hạ tầng tươm tất, mà thả tôm giống không chất lượng và có mầm bệnh thì cũng thất bại. Ông Lê Thanh Đèo ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, cho rằng: “Trong quá trình nuôi tôm, quan trọng nhất là chọn con giống, kỹ thuật cải tạo ao và quản lý môi trường nuôi cho tốt, làm tốt các khâu này thì nuôi sẽ thành công”.

Cùng với đó, người nuôi gặp rất nhiều khó khăn khi chọn con giống đi xét nghiệm bệnh. Vì hiện nay, con giống nhiễm vi khuẩn Vibrio para-haemolyticus gây hoại tử gan tụy chết sớm (hay còn gọi là EMS); con giống nhiễm dư lượng kháng sinh quá cao, nuôi chậm lớn, chi phí đội lên cao. Nhiều địa phương trong tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn, nhưng lại chưa có các cơ sở với đầy đủ thiết bị xét nghiệm. Chính vì vậy, người nuôi tôm cần chọn những cơ sở cung cấp tôm giống có uy tín, đồng thời trang bị cho mình cách cơ bản để chọn con giống tốt bằng cảm quan. Ông Trần Ngọc Tuấn – Phòng Quản lý dịch bệnh Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng hướng dẫn như sau: “Ở khâu chọn giống nên chọn tôm bột cỡ 12 đến 15mm. Trạng thái hoạt động của con giống phải khỏe, nhanh nhẹn. Tôm phải bơi lội thành đàn và ngược dòng bơi liên tục; phản xạ tốt khi có tác động từ các yếu tốt bên ngoài như tiếng động hay ánh sáng. Các phụ bộ trên tôm phải đầy đủ, hoàn chỉnh, các đốt thân trên tôm có dạng hình chữ nhật, đầu và thân tôm cân đối, khi bơi chân đuôi tôm phải có dạng hình chữ V; màu sắc con giống trong sáng, vỏ mỏng, sạch  và màu của gan tụy có màu vàng sậm hay nâu nhạt”. Ông Nguyễn Văn Kha - Công ty TNHH Ngọc Minh cho biết: “Điều kiện đầu tiên để đảm bảo chất lượng con giống là nguồn xuất xứ của tôm mẹ. Quá trình vận chuyển tôm giống phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sức khỏe cho tôm. Trước khi xuất bán cho bà con thì công ty chúng tôi đều có chuyển mẫu đi xét nghiệm để bảo đảm chất lượng tôm giống chuẩn, sạch bệnh”.

con giong là yeu to
Người nuôi tôm luôn quan trọng về chất lượng con giống là hàng đầu.

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện có hơn 60 cơ sở ương dưỡng con giống tôm nước lợ, nguồn con giống chủ yếu nhập từ ngoài tỉnh về. Công tác kiểm dịch, kiểm tra chất lượng nguồn con giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thực hiện chương trình kiểm tra thủ tục giấy tờ, giám sát lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh trên tôm giống tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. Thạc sĩ Trần Tuấn Phong, Trưởng Phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cho biết: “Trong vụ nuôi tôm năm 2016, Chi cục đã triển khai nhiều biện pháp để tăng cường quản lý chất lượng con giống khi nhập tỉnh như: Tổ chức các đợt tuần tra liên ngành kiểm tra các phương tiện vận chuyển con giống nhập tỉnh. Mỗi tháng Chi cục lấy mẫu giám sát con giống ở các cơ sở cung ứng để xét nghiệm các bệnh: Đốm trắng, hoại tử gan cấp trên tôm nuôi”.

Trong 35.300 ha ao nuôi đã thả giống, có trên 4.000 ha bị thiệt hại và hơn phân nửa xảy ra ở Vĩnh Châu. Chính vì vậy, công tác giám sát quản lý giống được ngành chuyên môn địa phương chú trọng, nhất là trong giai đoạn thả giống rộ hiện nay. Ông Lê Quang Minh, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên kiểm tra các trại giống, các phương tiện vận chuyển con giống ra vào địa bàn, cho lấy mẫu con giống ngẫu nhiên tại các Trại giống để làm xét nghiệm về các dịch bệnh trên tôm. Tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi tôm cách chọn con giống và cơ sở cung cấp giống có uy tín” .

di khao sat
Ngành khuyến nông khảo sát môi trường ao nuôi vụ nuôi tôm 2016.

Ngoài 3 nguyên nhân chính gây tôm chết hiện nay là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (chiếm 964 ha diện tích thiệt hại), bệnh đốm trắng (chiếm 200 ha) và do khí độc môi trường (2.878 ha), thì trong các mẫu thu tôm giống xét nghiệm, có nhiều mẫu có kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng. Do đó, thời gian tới để chọn được đàn giống có chất lượng, ngoài việc xét nghiệm bệnh đốm trắng và gan tụy cấp thì người nuôi cần quan tâm xét nghiệm thêm bệnh vi bào tử trùng trước khi thả nuôi./.

Đài TH Sóc Trăng, 03/08/2016
Đăng ngày 07/08/2016
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 23:12 01/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 23:12 01/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 23:12 01/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 23:12 01/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 23:12 01/02/2025
Some text some message..