Cách chuẩn bị ao nuôi cá Nàng Hai

Sau khi giới thiệu tới độc giả về đặc điểm và cách lựa chọn giống cá Nàng Hai sao cho hiệu quả trong quá trình nuôi, kỳ này, chúng tôi gửi tới độc giả về cách chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá Nàng Hai thuận lợi.

ao nuoi ca nang hai
Ảnh minh họa: tepbac.com

Trước hết, người nuôi cá Nàng Hai nên chọn những ao gần sông lớn hoặc kênh rạch để việc cấp thoái nước được chủ động. Cá sẽ ít bị dịch bệnh nếu như khâu quản lý nước thực hiện tốt. Người nuôi có thể tận dụng ao cũ hoặc ao mới đào. Ao nuôi thường có diện tích khoảng 100-200m2 và thường ao nuôi nên để dạng hình chữ nhật sẽ tiện cho việc chăm sóc quản lý và thu hoạch. Phải chú trọng tới bờ ao thật vững chắc, hạn chế tối đa việc bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ.

Sau mỗi vụ nuôi, người nuôi nên tiêu diệt triệt để mầm bệnh tồn đọng dưới đáy ao bởi vì chất thải tồn đọng ở dưới đáy ao sau mỗi vụ nuôi là rất lớn, thậm chí có những ao nuôi còn trải qua dịch bệnh, mầm bệnh còn tồn đọng lại gây bất lợi cho vụ nuôi sau. Sau đây là các bước cải tạo ao mà người nuôi cần biết: Tát cạn nước, sau đó diệt tạp và cá dữ. Ao nuôi nào trải qua dịch bệnh cần giữ nước trong ao và xử lý bằng chlorine, formol và Benzalkonium Chloride (BKC) hoặc sử dụng thuốc thành phẩm có bán trên thị trường chuyên để diệt vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, bào tử. Lớp bùn ớ dưới đáy ao cũng cần phải được vét thật sạch. Sau đó bón lót lớp vôi với liều lượng 10-15kg/100m2 và phơi nắng ao khoảng 2-3 ngày để khử phèn và diệt mầm bệnh. Với ao bị nhiễm phèn không nên phơi nắng lâu để tránh hiện tượng nứt nẻ đất gây xì phèn đáy ao. Tiếp đến là cho nước vào ao chừng 50-60cm và bón phân để gây màu nước.

Sau 3-5 ngày tiếp tục cho nước vào với mực nước tối thiểu từ 1,5-2 m rồi mới tiến hành thả cá. Khi thả cá Nàng Hai, người nuôi có thể chọn nuôi ghép với cá sặc rằn từ 5-10%. Còn mật độ thả cá Nàng Hai trong ao, người nuôi nên lựa chọn mật độ vừa phải khoảng từ 30-50 con/m2, tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước nơi nuôi. Nếu thả cá mật độ dày sẽ có rất nhiều mặt hạn chế. Trước hết nó sẽ khiến người nuôi cá khó quản lý cá nuôi, dịch bệnh cũng dễ xảy ra hơn, không gian chật hẹp cũng khiến cho cá chậm lớn và hao đầu con gây ảnh hưởng đến chi phí nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao. 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 01/09/2013
Trần Phượng
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:01 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:01 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:01 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:01 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:01 26/11/2024
Some text some message..