Cách người Nhật tránh nhiễm độc khi ăn cá sống

Người dân xứ sở hoa anh đào thường sử dụng wasabia (dùng để chế biến mù tạt) khi ăn kèm cá sống để khử các độc chất, vi khuẩn...

chống độc
Tinh chất wasabia giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ gan, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý gan

Ký sinh trùng, vi khuẩn, các chất độc hại hay kim loại nặng từ cá có thể gây ngộ độc cấp hoặc tích trữ lâu dài trong cơ thể. Chúng tạo gánh nặng liên tục cho gan, khiến bộ phận này hư hại nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguy cơ nhiễm độc do ăn cá

Cá có chứa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, iốt… rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, não bộ… Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227-340 gram cá các loại (chia thành 2-3 bữa một tuần) trong tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cá cũng dễ trở thành con dao hai lưỡi khi ăn không đúng cách hay ăn phải loại nhiễm, chứa độc chất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ăn cá sống hoặc chế biến chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, khi ăn sống chúng sẽ theo vào cơ thể gây ngộ độc.

Ngoài ra, cá cũng có thể bị nhiễm độc do môi trường nước ô nhiễm hoặc bị tẩm, ướp bởi chất bảo quản, hóa học giúp làm tươi hay giữ cá lâu hư vượt quá quy định. Nguy cơ nhiễm hay chứa loại kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân… ở loài thực phẩm này cũng rất cao. Thống kê của Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học (Mỹ) cho thấy, đến 84% lượng cá trên thế giới chứa một lượng thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người.

Đặc biệt, những loài cá lớn, sống ở tầng biển sâu như cá thu, ngừ, mập, kiếm… luôn có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng khác cao hơn các loài bé.

Bên cạnh việc có thể gây ngộ độc cấp như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay kim loại nặng từ cá xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt tại gan.

Theo đó, độc chất một mặt sẽ trực tiếp kích hoạt Kupffer - loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan, hoạt động quá mức. Chúng khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.

Mặt khác, độc chất còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt quá mức tế bào Kupffer. Nó một lần nữa gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng hơn, khiến bộ phận này càng suy yếu và hư hại nhanh. Khi vai trò khử độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác của gan suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho toàn cơ thể.

Bí quyết ăn cá sống của người Nhật

Nổi tiếng là quốc gia ưa chuộng các món ăn từ cá, ước tính Nhật Bản tiêu thụ gần 10% sản lượng cá thế giới. Trung bình, mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với nước khác.

Đặc biệt, sushi và shamisi (gỏi cá sống) là hai món ăn truyền thống của người Nhật, thường sử dụng nguyên liệu cá ngừ đại dương, một trong những loại chứa hàm lượng kim loại nặng như thủy ngân thuộc hàng cao nhất.

Để hạn chế chất độc trong cá biển, người dân Nhật Bản có thói quen sử dụng wasabia (chế biến mù tạt) khi ăn sushi, sashimi cũng như nhiều món cá sống khác. Đây là một loại dược liệu có tính khử độc cao.

Hoạt chất Isothiocyanates có trong wasabia giúp hoạt hóa yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó gia tăng tổng hợp các phân tử protein thúc đẩy quá trình giải độc trong gan.

Đồng thời, wasabia tăng cường khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm độc từ bên ngoài, ức chế, làm giảm tích tụ các vi khuẩn, kim loại nặng. Điều này giúp tế bào Kupffer không bị kích hoạt quá mức, từ đó chủ động chống độc, bảo vệ và tái tạo các tế bào gan bị hư hại. Nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng dược liệu giúp tăng Nrf2 lên trên 3 lần chỉ sau 6 giờ.

Ngoài ra, sashimi còn được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng và một số loại rau như tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc tảo biển. Ngoài việc gia tăng huơng vị, chúng còn giúp diệt vi khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có trong hải sản tuơi sống.

Sashimi là "cắt thịt tươi sống ra để ăn". Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có tiêu chuẩn sashimi được bắt bằng các dây câu riêng biệt. Ngay sau khi bắt được cá, người dân dùng đinh nhọn đâm xuyên óc làm chúng chết ngay lập tức, sau đó xếp vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh nên thịt chỉ chứa một lượng rất nhỏ axit lactic. Do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tuơi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn. Ngược lại nếu cá chết từ từ, chất lượng sẽ giảm sút.

Người dân Nhật Bản thường chọn loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi cá ở đây ngon, đậm chất dinh dưỡng. Khi tiến hành công việc chế biến, để món ăn giữ được độ tinh khiết, vị ngon, các đầu bếp thường sử dụng dụng cụ làm bằng gỗ bởi chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng nếu như dùng bằng chất liệu kim loại.

Vnexpress, 05/05/2016
Đăng ngày 06/05/2016
Mai Thương
Ẩm thực

Nhận biết cá stress bằng chỉ số từ vảy

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách dễ dàng để xác định thời điểm cá bị căng thẳng. Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Guelph của Canada đã chỉ ra rằng hormone gây căng thẳng là cortisol tích tụ trong vảy cá từ từ và tồn tại trong nhiều tuần.

cá bị căng thẳng
• 18:20 02/11/2021

21 loại cây thủy sinh đẹp cho bể cá tại nhà- Phần 1

Một bể cá cảnh nước ngọt sẽ đẹp và độc đáo hơn rất nhiều khi có những cây thủy sinh sống động. Bài viết này lược dịch từ trang newson6 nhằm gợi ý cho người nuôi cá cảnh 21 loài cây thủy sinh phổ biến và hoàn hảo cho bể cá gia đình.

• 10:31 30/10/2021

Ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn

Một nghiên cứu mới đây của Abudusaimaiti Maierdiyal và cộng sự 2020 đã cho thấy ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn (loài cá rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.)

• 14:09 26/10/2021

5 bước để vệ sinh bể cá cảnh đúng cách

Những người nuôi cá cảnh sẽ biết rằng việc vệ sinh không đúng cách không chỉ xáo trộn hệ vi khuẩn có lợi trong bể cá mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Để hạn chế điều đó bài viết hướng dẫn vệ sinh bể nuôi cá cảnh đúng cách chỉ với những dụng cụ cơ bản.

Cá phượng hoàng
• 17:27 17/09/2021

Cua Cà Mau: Đặc sản trứ danh và tiềm năng xuất khẩu

Cà Mau, vùng đất cực Nam của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với ngành tôm xuất khẩu mà còn được biết đến với một đặc sản quý giá - cua biển.

Cua
• 10:01 06/03/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 00:38 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:38 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:38 22/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 00:38 22/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 00:38 22/03/2025
Some text some message..