Cách nhận biết và ngăn chặn sự bùng phát bệnh do streptococcus (Phần 1)

Streptococcus agalactiae và S. iniae là hai trong số những loại vi khuẩn có sức tàn phá mạnh nhất tác động đến ngành nuôi cá nước trên khắp thế giới, chúng gây ra những căn bệnh có thể khiến 80% cá chết.

Bệnh Streptococcus
Bệnh Streptococcus diễn ra trên một số loài cá. Ảnh: dopa.vn

Streptococcus iniae S. agalactiae là vi khuẩn gram dương gây bệnh cho cá nuôi và cá hoang dã. Chúng có hình cầu và đường kính 0,5-2,0 μm. Chúng xuất hiện thành cặp hoặc chuỗi khi phát triển trong môi trường lỏng, không di động và không hình thành bào tử. Chúng kỵ khí tùy ý, đòi hỏi môi trường giàu dinh dưỡng để phát triển và thường tấn công tế bào hồng cầu để tạo ra sự đổi màu xanh lục (phân hủy α) hoặc làm sạch hoàn toàn (phân hủy β) trên môi trường thạch máu. Cả hai loại vi khuẩn đều có thể gây lo ngại về bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

S. iniae lây nhiễm cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch khi xử lý cá sống. Phân tích bộ gen so sánh của các chủng phân lập cho thấy các chủng S. agalactiae ở người có trong cá, ếch và động vật thủy sinh, do đó có nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cho con người. S. iniae là một trong những mầm bệnh chính ảnh hưởng đến các loài cá ở nhưng khu vực nước ấm vào cuối những năm 1990 và 2000. Hiện nay, S. agalactiae đã nổi lên như là mầm bệnh chính ở cá rô phi nuôi ở Châu Á, Latin và Nam Mỹ. Tổn thất tiền tệ hàng năm trên toàn thế giới do những mầm bệnh này ban đầu được đánh giá thấp ở mức 100 triệu USD. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm khoảng 40% sản lượng cá rô phi toàn cầu (~3 tỷ USD) và các nhà sản xuất Trung Quốc đã báo cáo thiệt hại từ 30–80% do S. agalactiae. Giả sử mức lỗ trung bình hàng năm là 40%, con số đó tương đương với khoảng 1 tỷ USD doanh thu bị mất chỉ riêng ở Trung Quốc. 

Phân bố địa lý 

S. iniaeS. agalactiae phân bố trên toàn thế giới và lây nhiễm sang hơn 27 loài cá, bao gồm cả cá rô phi. Cả hai mầm bệnh đều ảnh hưởng đến các loài hoang dã và nuôi ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước biển. 

Cá bị mắt lồiCá bị mắt lồi do nhiễm bệnh. Ảnh: aquaculture

Nguyên nhân của bệnh 

Căng thẳng thường là yếu tố ảnh hưởng chính của căn bệnh này. Một số yếu tố gây căng thẳng có liên quan đến sự bùng phát bệnh Streptococcosis bao gồm nhiệt độ nước nằm ngoài phạm vi tối ưu (24–30°C), độ mặn và độ kiềm cao, lượng oxy hòa tan (DO) thấp, mật độ thả cá cao và tỷ lệ cho ăn cao. như ảnh hưởng của việc thu hoạch (lưới và xử lý). 

Đồng nhiễm với ký sinh trùng bên ngoài (ví dụ: nhiễm ký sinh trùng Trichodina, Gyrodactylus và Ichthyophthirius) cũng rất phổ biến. 

Chẩn đoán

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh: Các dấu hiệu lâm sàng khác nhau tùy theo loài cầu khuẩn, loài và kích thước của vật chủ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, cá trở nên lờ đờ và bơi lội thất thường hoặc theo kiểu xoắn ốc do hậu quả của bệnh viêm màng não. Chứng lồi mắt một hoặc hai bên (mắt lồi), có xuất huyết và đục giác mạc ở mắt. Xuất huyết ở thân. Phù nề do tích tụ dịch huyết thanh trong khoang phúc mạc và ruột. Gan nhợt nhạt và tỳ tạng màu đỏ sẫm là những dấu hiệu lâm sàng phổ biến nhất. Mụn mủ ở hàm và đuôi đối với cá rô phi nhiễm S. iniae đã chết và còn sống. Các tổn thương tương tự cũng liên quan đến nhiễm trùng S. agalactiae, cùng với chứng liệt miệng.

Trong một số trường hợp, cá bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng trước khi chết và cá chết được cho là do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng não và hệ thần kinh. Khi nhiễm trùng tiến triển, một phần đáng kể cá có thể trở nên chán ăn và không chịu ăn. Kiểm tra bên trong khoang bụng cho thấy một lượng lớn dịch có màu máu, tỳ tạng sưng to và có màu đỏ sẫm, gan nhợt nhạt và lắng đọng fibrin trong tim. Mô bệnh học cho thấy tình trạng hoại tử lan rộng và viêm u hạt ở nhiều hệ thống cơ quan, bao gồm cả đầu và thân thận. 

Cá rô phiCá rô phi

Chẩn đoán nhiễm trùng: Chẩn đoán dựa vào nuôi cấy vi khuẩn trên đĩa thạch 5% máu cừu. Thận và não của cá tươi thường là nguồn nuôi cấy vi khuẩn tốt nhất. Các hệ thống xét nghiệm nhanh thu nhỏ rất hữu ích và S. agalactiae có thể dễ dàng được xác định bằng bộ xét nghiệm API 20 Strep và API rapid ID 32 Strep. Các bộ dụng cụ thương mại có thể được sử dụng để thu được thông tin sinh hóa, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đạt được kết quả nhận dạng tích cực chỉ với các hệ thống này. Sự xác nhận nên được thực hiện bằng phương pháp phân tử. 

Chẩn đoán sơ bộ: Chẩn đoán sơ bộ về Streptococcus có thể được thực hiện dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu lâm sàng, kết quả kiểm tra bằng kỹ thuật kính phếch mẫu bệnh phẩm từ não, tỳ tạng, thận hoặc gan là xác định vi khuẩn Gram dương.  

Đăng ngày 22/02/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:53 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 05:53 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 05:53 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 05:53 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 05:53 09/01/2025
Some text some message..