Cách săn mồi độc đáo của cá chình vườn

Một nghiên cứu mới trong môi trường phòng thí nghiệm về loài cá chình vườn cho thấy cách thức những sinh vật nhút nhát này sử dụng nơi ẩn náu, sự linh hoạt của cơ thể và hình thức khi kiếm ăn của chúng.

Cá chình vườn
Cá chình vườn ở những vùng biển ấm của Đại Tây Dương. Ảnh: sciencealert.com

Đặc điểm

Cá chình vườn hay có tên khoa học là Heterocongrinae là một loài trong họ cá chình Congridae. Phần lớn loài cá này sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng cũng có một số được tìm thấy ở những vùng biển ấm của Đại Tây Dương (bao gồm cả vùng Caribe) và Đông Thái Bình Dương.  

Thay vì bơi lội tự do trong đại dương, những con cá chình này lại neo mình vào những cái hang dưới đáy biển và hầu như không bao giờ rời khỏi đó. Các sinh vật này thường được tìm thấy ở vùng ngoại ô của các rạn san hô nhiệt đới. Cái tên cá chình vườn xuất phát từ tập tính hay thò đầu ra khỏi hang trong khi phần lớn cơ thể vẫn ẩn trong hang vì có xu hướng sống theo bầy đàn nên nhìn từ xa giống như một khu vườn cỏ biển được tạo nên từ hàng nghìn cá thể khi chúng nhấp nhô và vùng vẫy trong nước. 

Hang cáHang cá chình vườn dưới đáy biển. Ảnh: live.staticflickr.com

Chúng có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào họ hàng chúng có liên quan đến (Heteroconger hassi – cá chình vườn có đốm thuộc họ Congridae có nguồn gốc từ Ấn Độ - Thái Bình Dương). Loài lớn nhất đạt chiều dài khoảng 120 centimet (cm) nhưng hầu hết không vượt quá 60 centimet (cm). 

Giai đoạn nghiên cứu 

Hiện tại, có tương đối ít thông tin về loài sinh vật này bao gồm cách chúng kiếm ăn, biến đối để thích nghi với điều kiện môi trường ra sao. Hầu hết các nghiên cứu về biển đều tập trung vào cách kiếm ăn của các loài phổ biến như cá, tôm,…Tuy nhiên việc nghiên cứu trên loài cá này khiến các nhà khoa học gặp khó khăn do sự nhút nhát của chúng, khi phát hiện những động vật săn mồi (hoặc thợ lặn biển) bơi ngang qua chúng sẽ ngay lập tức ẩn náu. 

Sau bao thử thách các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc tiến hành xem xét hành vi kiếm ăn của cá chình vườn trong môi trường phòng thí nghiệm. Phát hiện của họ đã tiết lộ cách loài cá này tận dụng hang ổ, thay đổi chuyển động và tư thế của chúng để phản ứng với dòng hải lưu mạnh để săn mồi ra sao. Họ tiến hành tái tạo các điều kiện điển hình giống môi trường sống của cá chình vườn bằng cách lắp đặt một vật hình ống vào dưới đáy cát. Bên trong ống có một vị trí để đặt một cái hang di động với mỗi hang chứa một con cá chình vườn đốm. Trong các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thêm động vật phù du vào nước, dùng máy ghi hình để ghi lại chuyển động của cá chình vườn khi săn mồi ở bốn tốc độ dòng chảy khác nhau: 0,1; 0,15; 0,2 và 0,25 mét/giây. Từ dữ liệu được theo dõi này, các nhà nghiên cứu sau đó đã tái tạo lại bằng kỹ thuật số, phân tích chuyển động và tư thế 3D của từng con cá chình.  

Cá chìnhCá chình vườn tập trung tấn công vào con mồi đi qua trong khoảng cách gần hơn. Ảnh: funart.pro 

Khi cho dòng điện tăng lên, kết quả cho thấy chúng bắt đầu lùi sâu hơn vào hang và tập trung tấn công vào con mồi đi qua trong phạm vi gần hơn. Sau mỗi lần thử nghiệm, các nhà khoa học đếm số con mồi còn lại để tính xem có bao nhiêu đã bị bắt và phát hiện ra rằng khi dòng điện tăng với tốc độ dòng chảy cao cũng không ảnh hưởng đến việc săn mồi của chúng.  

Lý giải cho điều này là mặc dù bị hạn chế khu vực kiếm ăn nhưng ngược lại với tốc độ dòng chảy nhanh hơn chúng lại săn được nhiều con mồi hơn, vì dòng chảy nhanh hơn khiến cho nhiều động vật phù du trôi qua trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tiến hành thay đổi hình dáng săn mồi của cơ thể bằng cách uốn cong bản thân, trái ngược với tư thế thẳng đứng ở tốc độ dòng chảy chậm giúp tiết kiệm năng lượng và giảm được khoảng 57% lực cản lên cơ thể. Với việc nắm bắt thời cơ chính xác khi con mồi trôi qua và rút ngắn cự li tấn công sẽ giúp loài cá này gia tăng khả năng bắt mồi thành công. Tuy nhiên, khi tốc độ dòng chảy quá cao, đạt khoảng 0,25 mét/giây, cá chình vườn sẽ rút hẳn vào hang và hoàn toàn không kiếm ăn nữa. 

Nhìn chung, tốc độ săn mồi của cá chình vườn đạt đỉnh điểm chỉ dưới 0,2 mét/giây. So với cá thường có tốc độ kiếm ăn cao nhất vào khoảng 0,15 mét/giây, điều này cho thấy cá chình vườn có độ thích nghi để kiếm ăn ở phạm vi tốc độ dòng chảy cao tốt hơn so với những loài cá bơi tự do. Chiến lược kiếm ăn độc đáo của loài cá này là rút lui vào trong hang và rút ngắn khoảng cách tấn công mang lại hiệu quả cao khi đối phó với các dòng chảy mạnh. 

Đăng ngày 12/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:00 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 11:00 27/12/2024

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 11:00 27/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 11:00 27/12/2024
Some text some message..