Cam Lâm: Nhiều hộ nuôi cá chim vây vàng chưa đúng kỹ thuật

Nằm trong Chương trình hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2011 - 2015, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) được triển khai thí điểm mô hình nuôi cá chim vây vàng. Tuy nhiên, do một số hộ chưa tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi nên hiệu quả không đồng đều.

kiểm tra cá phát triển
Kiểm tra sự phát triển của cá tại hộ ông Phạm Ngọc Sự

Hiệu quả không đồng đều

Từ tháng 5, gia đình ông Nguyễn Văn Ken (thôn Suối Cam, xã Cam Thành Bắc) ký hợp đồng với Trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện thực hiện mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao đất. Với diện tích 5 sào đìa, gia đình ông thả ghép 3.000 con giống (hỗ trợ giống 50%) vào ao đang thả nuôi gần 3.000 con cá mú, mật độ nuôi chừng 1 đến 2 con/m2. Tuy nhiên, sau 7 tháng nuôi, cá chim vây vàng mới đạt khoảng 0,35kg/con, tỷ lệ sống chỉ đạt 52%, thấp hơn nhiều so với lý thuyết (75 - 90%). Ông Ken cho biết, tuần trước, do mưa nhiều, bờ bao vỡ, cá trôi sang ao khác, gia đình ông chưa thống kê được thất thoát. Tính ra, với tổng vốn đầu tư gần 78 triệu đồng, nếu thu 1,2 tấn cá chim vây vàng, giá bán 120.000 đồng/kg, dự kiến nhà ông đạt doanh thu 144 triệu đồng, lãi hơn 60 triệu đồng. Tuy nhiên, với người nuôi thủy sản, hiệu quả như vậy là chưa cao.

Trong khi đó, hộ ông Phạm Ngọc Sự (tổ dân phố Bãi Giếng 2, thị trấn Cam Đức) không chọn cách nuôi ghép, chỉ thả nuôi 7.000 con cá chim vây vàng trên diện tích 4 sào ao (được hỗ trợ một phần về giống, vật tư). Qua 8 tháng thả nuôi, hiện nay, cá nhà ông đạt 0,45 - 0,5kg/con, tỷ lệ sống 73%. Tính tại thời điểm này, với giá bán khoảng 120.000 đồng/kg, ông Sự lãi gần 92 triệu đồng (tỷ suất lợi nhuận/doanh thu gần 30%).

Được biết, đây là những hộ được chọn tham gia thí điểm nuôi cá chim vây vàng theo Chương trình hỗ trợ chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2011 - 2015, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KHCN) chủ trì thực hiện. Hiện nay, ngoài các hộ được chọn tham gia mô hình, trên địa bàn huyện Cam Lâm cũng có khá nhiều hộ nuôi cá chim vây vàng. Tuy nhiên, do không tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi nên tỷ lệ cá chết cao, hiệu quả nuôi đạt thấp.

Khuyến cáo nuôi đúng kỹ thuật

Là người trực tiếp triển khai đề tài cấp tỉnh, Thạc sĩ Nguyễn Khánh Nam (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN) đánh giá, so với các mô hình cùng tham gia thực hiện dự án, mô hình của ông Phạm Ngọc Sự có sự đầu tư bài bản, bám sát kỹ thuật nên tốc độ sinh trưởng của cá tương đối nhanh, phát triển đồng đều, hệ số thức ăn thấp. Cá chim vây vàng dễ nuôi, cỡ cá thương phẩm vừa phải (0,5 - 1kg), thời gian nuôi khoảng 1 năm nên chi phí đầu tư, giá cá thương phẩm tính theo đầu con thấp hơn nhiều đối tượng cá biển khác, giàu tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường. Vì vậy, khả năng duy trì và phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng rất khả quan nhưng cần có lộ trình cụ thể.

Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện Cam Lâm, cá chim vây vàng sinh trưởng nhanh, chậm khác nhau tại các mô hình do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do nguồn nước, vùng nuôi, kỹ thuật nuôi. Đây là đối tượng nuôi mới, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống có thể đạt hơn 95%. Nhưng loài này hoạt động mạnh, phàm ăn nên đòi hỏi hàm lượng ôxy hòa tan trong ao lớn. Vì vậy, cần chú ý mật độ nuôi, phù hợp nhất là 0,5 - 1 con/m2. Việc nuôi ghép cá chim vây vàng với cá mú sẽ góp phần đa dạng đối tượng nuôi, nâng cao giá trị thương phẩm nếu bảo đảm mật độ nuôi. Ngoài ra, để đủ ô xy, từ tháng thứ hai, cần quạt nước hàng ngày từ 24 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Hàng tháng, thay 20 - 30% lượng nước ao nuôi. Về thức ăn, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (dùng cho cá nuôi nước mặn, lợ) là tốt nhất. Nếu nuôi đúng kỹ thuật, sau 10 - 12 tháng, cá có thể đạt từ 0,65 - 0,7kg/con. “Quan trọng nhất là chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt đảm bảo hàm lượng ô xy trong ao nuôi”, bà Nhặn nói.

Được biết, vừa qua, xã Cam Thành Bắc đã tổ chức hội thảo nuôi cá chim vây vàng cho 40 hộ dân trong xã. Huyện cũng đã tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng cho 120 hộ thuộc 5 xã vùng ven biển.

Báo Khánh Hòa, 24/12/2015
Đăng ngày 25/12/2015
Tiểu Mai
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:01 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:01 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:01 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:01 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:01 05/11/2024
Some text some message..