Cần định hướng cho ngư dân hành nghề giã cào

Từ ngày 1.12.2015, Quãng Ngãi ban hành công văn chỉ đạo tạm ngừng việc phát triển tàu cá lưới kéo (giã cào) và nghề lặn, bao gồm cả đóng mới, chuyển từ nghề khác sang và mua tàu từ ngoài tỉnh về. Tuy nhiên, bên cạnh việc cấm, tỉnh cũng cần phải định hướng đi mới cho ngư dân hành nghề giã cào để họ có thể vươn khơi bám biển.

Cần định hướng cho ngư dân hành nghề giã cào
Ngư dân mong tỉnh sẽ quan tâm, hỗ trợ khi họ chuyển đổi nghề giã cào sang nghề biển khác.

Quảng Ngãi có 5.500 tàu, trong đó tàu đánh bắt giã cào có hơn 1.600 chiếc, chiếm 34%, chủ yếu ở xã Nghĩa An, Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi), Phổ Thạnh (Đức Phổ). Khi lệnh cấm được ban hành, trong 2 năm (2016-2017), ngư dân đã từng bước chấp hành đúng quy định và không đóng mới thêm phương tiện giã cào. Tuy nhiên, đa số ngư dân đều cho rằng, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề.

Ngư dân Trương Hoài Phong (57 tuổi), ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An có thâm niên trong nghề giã cào cho biết: "Ở vùng biển Nghĩa An, nếu không làm nghề giã cào thì không biết làm gì. Mặc dù biết nghề này ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, dân biển phải làm nghề để kiếm sống".

Theo ngư dân ở các địa phương này, nghề giã cào, lưới kéo là nghề truyền thống từ bao đời nay cha ông để lại. Những lớp con cháu ở đây, đã quen với cách đánh bắt bằng hình thức này. Mỗi năm, hoạt động đánh bắt giã cào đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định, có tàu kiếm được từ 3 - 5 tỷ đồng/năm. Vậy nên, tàu thuyền hành nghề giã cào cứ ngày một tăng.

Anh Đỗ Văn Tân (36 tuổi), ở thôn Cổ Lũy Nam, xã Nghĩa Phú, cho biết: "Tôi đã làm nghề này cả chục năm nay, giờ mà muốn chuyển đổi sang nghề khác rất khó. Bởi thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn. Vậy nên, nếu Nhà nước cấm hành nghề này thì cũng phải quan tâm tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển, có chính sách hỗ trợ để ngư dân chuyển đổi nghề, như cho vay vốn để đóng tàu, hỗ trợ kỹ thuật để chuyển sang nghề mới".

Khi lệnh cấm đóng mới phương tiện giã cào được ban hành, không chỉ ngư dân than khó, mà cả những xưởng đóng tàu thuyền ở Nghĩa An, Nghĩa Phú chuyên đóng tàu giã cào cũng rơi vào tình trạng không có hàng để làm. Nhiều thợ tàu phải đi những nơi khác để tiếp tục làm nghề. "Lệnh cấm của tỉnh khiến ngư dân không dám đóng mới tàu giã cào, nên tôi đưa 10 người thợ ra xưởng tàu ở Quảng Nam để tiếp tục làm việc. Tuy xa nhà, nhưng cũng phải chấp nhận", ông Hồ Minh Hải, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, chia sẻ.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Ngô Văn Hưng, cho biết: Nghề giã cào nếu dừng từ 2, 3 tháng thì môi trường biển sẽ được tái tạo lại, nguồn lợi thủy sản sẽ được phục hồi. Trong năm 2017, Chi cục đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh thu hồi 3 giấy phép hoạt động của 3 tàu thuyền hoạt động trái phép.

Tuy nhiên, việc dừng triệt để trong hoạt động đánh bắt giã cào là điều rất khó. Chi cục đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành công văn quy định cấm đóng mới tàu giã cào. Nhưng đối với những tàu vẫn đang hoạt động, thì không thể cấm triệt để. Nếu muốn dừng phải có sự thống nhất từ phía người dân. "Chúng tôi chỉ có thể cấm phát triển thêm tàu, chứ không thể nào cấm những tàu đang hoạt động.

Hiện chi cục cũng đang lên kế hoạch về định hướng nghề nghiệp, dạy nghề cho ngư dân khi họ có nhu cầu. Chi cục sẽ mở lớp dạy nghề lưới rê, lưới câu cho những ngư dân đang hoạt động đánh bắt giã cào, hoặc những ngư dân trẻ có ý định chuyển đổi nghề nghiệp", ông Hưng cho biết thêm.

Bao Quãng Ngãi
Đăng ngày 16/01/2018
D. Sương
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:23 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:23 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:23 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:23 14/11/2024
Some text some message..