Canada: 3 thách thức lớn khi xây dựng đạo luật thủy sản toàn diện

Vai trò tiềm năng của nuôi trồng thủy sản trong chiến lược Kinh tế Xanh của Canada đã thúc đẩy tính cấp thiết mới trong trong việc soạn thảo, thiết lập luật pháp quốc gia để điều chỉnh lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của đất nước.

cá hồi
Trang trại nuôi cá hồi Đại Tây Dương ở Canada. Ảnh abbynews

Ở Canada, sự tập trung đổi mới luật nuôi trồng thủy sản quốc gia được cả ngành công nghiệp và chính phủ coi là chìa khóa để đạt được tăng trưởng xanh, trong khi các tổ chức phi chính phủ về môi trường (ENGOs), những người tìm kiếm sự quản lý, điều tiết mạnh mẽ hơn đối với một ngành có lịch sử lâu đời về các vấn đề sinh thái, xã hội vốn đã phát sinh nhiều tranh chấp. 

Trong bài bình luận ngắn gọn này, các nhà nghiên cứu đã xác định ba thách thức chính và xem xét tác động có thể có liên quan đến việc thiết lập đạo luật nuôi trồng thủy sản toàn diện, chặt chẽ ở quốc gia Canada trong tương lai. Tuy phân tích này được thực hiện dựa trên bối cảnh của Canada - nơi các nhà lập pháp đã dành nhiều năm để hướng tới một đạo luật nuôi trồng thủy sản mới, nhưng việc thiết lập các biện pháp quản lý hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng xanh và bền vững là yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự của các quốc gia khác cùng một loạt các tổ chức đa phương. Do đó, bài bình luận này sẽ có liên quan rộng rãi hơn đến các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến chính sách biển và mối quan hệ của nó đối với sự phát triển nền kinh tế xanh. 

Những thách thức mà Canada phải đối mặt khi xây dựng một đạo luật thủy sản toàn diện được đề cập đến bao gồm (i) các vấn đề về quản trị; (ii) những thách thức liên quan đến năng lực nghiên cứu khoa học; và (iii) không giải quyết được đầy đủ các quyền và yêu cầu của người bản xứ.

Thứ nhất là về năng lực quản trị. Liên quan đến chính sách nuôi trồng thủy sản biển, Canada có chung một vấn đề giống với một số quốc gia khác, đó là không có một bộ luật quy định nào quản lý ngành này. Thay vào đó, theo một ước tính có tới 17 sở, cơ quan liên bang và cấp tỉnh tham gia vào việc quản lý nuôi trồng thủy sản. Các tổ chức chính phủ, công nghiệp và phi chính phủ đã tranh luận gay gắt vì những lý do rất khác nhau về việc không có một khuôn khổ pháp lý và quy định duy nhất cho nuôi trồng thủy sản. Ủy ban Thượng viện đã so sánh hệ thống quy định kém hiệu quả của Canada với hệ thống quản lý của Scotland và Na Uy, nơi đặt ra các mục tiêu sản xuất quốc gia, quy trình cấp phép được sắp xếp hợp lý và nhanh chóng cũng như nơi các quy định được hợp nhất thành một bộ luật duy nhất.

trang trại nuôi cá
Nếu Canada thông qua một đạo luật nuôi trồng thủy sản với khả năng giải quyết những thách thức về quản trị được xác định ở trên, thì việc vận hành một đạo luật như vậy có thể sẽ gặp phải những vấn đề khác. Ảnh minh họa

Ngoài ra, việc bỏ qua quan điểm của những bên liên quan khác bao gồm các nhà khoa học thủy sản, ngư dân, du lịch, vận chuyển, các cộng đồng địa phương ven biển và bản địa cũng có thể gây ra những tác động ảnh hưởng trực tiếp. Các bên liên quan như vậy thường cảm thấy rằng mối quan tâm của họ bị bỏ qua trong quá trình phê duyệt luật, quy định nuôi trồng thủy sản. Với những thách thức này, các nhà lập pháp Canada có thể tìm đến những ví dụ lập pháp mẫu mực từ các quốc gia khác để tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, thông qua việc sàng lọc thông tin các hoạt động nuôi trồng thủy sản từ Vương quốc Anh, Scotland, Ireland, Quần đảo Faroe, Na Uy, Hoa Kỳ, New Zealand, Chile và Úc cho thấy những lỗ hổng đáng kể trong việc giải quyết các khía cạnh xã hội, sinh thái và kinh tế của nuôi trồng thủy sản. Điểm tương tự cũng được tìm thấy trong tài liệu kỹ thuật của FAO năm 2014 về chính sách và quản trị trong nuôi trồng thủy sản. 

Thứ hai là về năng lực nghiên cứu khoa học và đào tạo quản lý. Nếu Canada thông qua một đạo luật nuôi trồng thủy sản với khả năng giải quyết những thách thức về quản trị được xác định ở trên, thì việc vận hành một đạo luật như vậy có thể sẽ gặp phải những vấn đề khác. Canada hiện thiếu năng lực chuyên gia, quản lý dữ liệu, quy trình thực hiện, trách nhiệm giải trình và cơ sở hạ tầng quản trị cho phép sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện về môi trường biển và các tác động sinh thái xã hội của nó. Thách thức này một phần là hệ quả của việc chính phủ Harper (2005–2016) cắt giảm cơ sở hạ tầng khoa học của Canada và làm xói mòn năng lực khoa học và nghiên cứu. 

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là quyền lợi và nhu cầu của người bản địa. Bất kỳ một đạo luật nuôi trồng thủy sản mới nào của Canada sẽ phải đối mặt với câu hỏi về việc tập hợp ý kiến của người bản địa đối với quyền tiếp cận hay nói cách khác là việc đáp ứng quyền lợi của người bản địa khi sử dụng tài nguyên đất và nước. 

Nhìn chung, kết quả có thể xảy ra nhất là các vấn đề và yêu cầu này sẽ được giải quyết tại tòa án, điều này cũng sẽ cung cấp thông tin quan trọng mới cho nghiên cứu khoa học xã hội về chính sách biển.

Nguồn: Wiber, M. G., Mather, C., Knott, C., & Gómez, M. A. L. (2021). Regulating the Blue Economy? Challenges to an effective Canadian aquaculture act [online], viewed 15 October 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.marpol.2021.104700>.

Đăng ngày 01/03/2022
Uyên Đào @uyen-dao
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 22:50 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 22:50 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 22:50 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 22:50 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 22:50 28/01/2025
Some text some message..