Cảnh báo về loài cá cảnh ngoại lai Đầu sấu nguy hại

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện loài cá Đầu sấu hay còn gọi là Cá sấu hỏa tiễn, cá Phúc Lộc Thọ… loài cá cảnh ngoại lai nguy hại đang được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng cá cảnh. Con nhỏ nhất giá từ 160.000 - 200.000 đồng/con, loại 400 gram-1kg giá từ 500.000-800.000 đồng/con.

cá sấu hỏa tiễn
Ảnh minh họa - tepbac.com

Kỹ sư Lê Hoàng Vũ – Chi Cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết cá Đầu sấu là loài cá cảnh ngoại lai rất nguy hiểm, thân hình tròn, mõm nhọn và dài tựa đầu cá sấu, hàm răng tương tự loài cá sấu và rất hung dữ, chúng thích nghi trong ao đục hoặc nước bẩn, thức ăn là các loài cá nhỏ, nếu loài cá này phát tán ra môi trường, chúng sẽ tiêu diệt các loài thủy sản khác.

Hiện Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp đang đề ra phương án xử lý nghiêm cấm mua bán hoặc thả loài cá ngoại lai này ra sông để tránh tình trạng như cá lau kiếng đang phát tán mạnh trên các ao, hồ, sông, rạch làm ảnh hưởng đến các loài cá bản địa.

Ai có hành vi thả loài cá ngoại lai nguy hại này vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng, thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn sẽ xử phạt 20-30 triệu đồng…

Cá đầu sấu có tên khoa học Lepisosteus Oculatus Winchell có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đây là loài sinh vật dưới nước rất nguy hiểm, chúng không chỉ ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.

Anh Nguyễn Văn Quốc ở phường 11, thành phố Cao Lãnh nuôi 2 con cá đầu sấu cho biết, anh thường gọi là cá Phúc Lộc Thọ để đem điềm lành cho gia đình, nhưng không ngờ nó rất phàm ăn, mau lớn, hung dữ, mỗi ngày anh tốn từ 5.000-10.000 đồng để mua cá con cho chúng ăn, sau khi được ngành thủy sản cảnh báo đây là loại cá nguy hại, anh đã nhanh chóng tiêu diệt, mặc dù đã mất gần 2 triệu đồng để mua cặp cá này.

Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã cảnh báo đến người nuôi cá cảnh để tiêu diệt, đề phòng loài cá này không chỉ gây nguy hại cho các loài cá bản địa mà còn có thể tấn công các loài thủy cầm được thả nuôi trên các ao, hồ, sông, ngòi.../.

TTXVN
Đăng ngày 23/06/2013
Nguyễn Văn Trí
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 21:02 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 21:02 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 21:02 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 21:02 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 21:02 19/12/2024
Some text some message..