Cập nhật tiêu chuẩn mới để “mở đường” xuất khẩu thủy sản

Theo các chuyên gia đầu ngành, sản lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu đang có xu hướng tăng dần, trong khi nguồn khai thác, đánh bắt từ tự nhiên lại trên đà sụt giảm.

Cập nhật tiêu chuẩn mới để “mở đường” xuất khẩu thủy sản
Nuôi cá tra xuất khẩu tại Hợp tác xã Thới An, quận Ô Môn.

Chính vì vậy, nuôi trồng vẫn là nguồn cung ứng thủy sản chính ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, để sản phẩm thủy sản của Việt Nam vào được các thị trường khó tính, đòi hỏi doanh nghiệp, người nuôi phải đáp ứng và liên tục cập nhật các tiêu chuẩn mới (GlobalGAP, BAP, ASC…) theo yêu cầu của từng thị trường.

Mới đây, tại TP Cần Thơ, Công ty SGS Việt Nam TNHH (thành viên Tập đoàn SGS-tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận của Thụy Sĩ) tổ chức Hội thảo kỹ thuật “Các tiêu chuẩn trong ngành thủy sản-Những yêu cầu và thách thức mới”. Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về xu hướng tiêu dùng, các yêu cầu mới từ thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới. Qua đó tìm hướng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khu vực ĐBSCL vượt qua rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Theo ông  Cormac O’Sullivan, Quản lý Nuôi trồng thủy sản và hải sản của Tập đoàn SGS. Tiêu thụ thủy sản toàn cầu bình quân đầu người đã tăng gấp đôi so với năm 1960. Nếu năm 1960 chỉ khoảng 9,9kg/ người/năm thì năm 2015 đã  tăng lên 20kg/người/năm. Trước đây, nguồn thủy sản từ khai thác, đánh bắt tự nhiên chiếm đến 80% còn vùng nuôi chỉ 20%. Đến năm 2014, sản lượng cá nuôi chiếm đến 50% tổng sản lượng cá tiêu dùng. Điều đó cho thấy nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được yêu cầu và nguồn cung thủy sản từ nuôi trồng ngày càng nhiều hơn. Cùng với việc gia tăng diện tích, sản lượng, nuôi trồng thủy sản nước ta đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề như hiện trạng ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, giá trị xuất khẩu của sản phẩm thủy sản.…Vì vậy, doanh nghiệp thủy sản cần có những chứng nhận như truy xuất nguồn gốc, đảm bảo yếu tố đa dạng sinh học và tính bền vững của môi trường sống khi đưa sản phẩm thủy sản "xuất ngoại".

Từ nhiều năm nay, hàng loạt các tổ chức như Global GAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), GAA (Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu), tổ chức ban hành tiêu chuẩn BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), ASC (Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản)… đã ban hành các tiêu chuẩn với mục đích kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững. Theo các chuyên gia, các chứng nhận BAP, Global GAP, ASC… đã và đang là giấy thông hành giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vượt qua rào cản kỹ thuật, thương mại từ nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường EU.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện không thể nào tránh khỏi những bất cập và yêu cầu phải có sự cải tiến để đáp ứng các yêu cầu khắt khe cũng như rào cản kỹ thuật dựng lên dày đặc từ các nước nhập khẩu. Chính vì vậy, Hội thảo tập trung giới thiệu đến doanh nghiệp, hộ nuôi và cơ quan quản lý Nhà nước các tiêu chuẩn mới trong ngành thủy sản. Đơn cử như: Cập nhật từ BAP-Các chương trình mới và cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản; các yêu cầu mới liên quan đến tiêu chuẩn ASC mà doanh nghiệp cần quan tâm; Global GAP phiên bản 5 – Giải pháp kiểm soát cho nguồn thủy sản...

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Điều phối viên tại Việt Nam của BAP, cho biết: BAP là tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất là chương trình chứng nhận của bên thứ ba toàn diện bậc nhất thế giới. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các vấn đề cần thiết liên quan đến môi trường, xã hội, truy xuất nguồn gốc để tiến hành các hoạt động nuôi trồng thủy sản một cách có trách nhiệm và bền vững. Chứng nhận này đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2015, tổ chức BAP đã cấp 1.058 giấy chứng nhận BAP nhưng năm 2016 tăng lên 1.558 giấy, năm 2017 là 2.017 giấy và dự kiến năm 2018 tăng lên 2.700 giấy. Theo ông Trương Hoàng Lạc, Chuyên gia đánh giá trưởng Công ty SGS Việt Nam TNHH, đối với Global  GAP phiên bản 5 hướng đến chăm sóc người tiêu dùng-nguồn cung ứng có trách nhiệm ở tất cả các giai đoạn của sản xuất. Tiêu chuẩn này yêu cầu các trang trại phải thực hiện các tiêu chí liên quan đến: an toàn thực phẩm, môi trường, truy xuất nguồn gốc, phúc lợi lao động và an sinh cho thủy sản.

Có thể thấy, các tiêu chuẩn nói trên được xây dựng theo hướng đưa ngành thủy sản phát triển bền vững từ khâu nuôi trồng, khai thác cho đến chế biến, xuất khẩu. Chính vì vậy, nếu người nuôi, doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc sẽ đảm bảo hài hòa giữa yếu tố phát triển kinh doanh, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng là giải pháp để sản phẩm thủy sản nước ta thâm nhập thị trường thế giới, đặc biệt là EU thuận lợi hơn rất nhiều. “Việc lựa chọn tiêu chuẩn nào là phù hợp nhất phụ thuộc vào hệ thống sản xuất và hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn khác nhau có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, việc lựa chọn tiêu chuẩn cũng tùy thuộc vào thị trường và đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến. Về phía nhà bán lẻ có những chính sách thu mua thủy sản và tùy thuộc vào nơi mà thị trường đó hướng tới, từ đó xác định tiêu chuẩn nào phù hợp nhất”-ông Cormac O’Sullivan, nhấn mạnh.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 24/01/2018
Mỹ Thanh
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 17:33 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 17:33 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 17:33 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 17:33 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:33 19/11/2024
Some text some message..