Carrefour ngưng mua cá tra, xuất khẩu vào châu Âu không ảnh hưởng

Liên quan đến việc Carrefour, tập đoàn bán lẻ lớn nhất châu Âu, quyết định ngưng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại một số thị trường mà họ có chi nhánh, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào châu Âu vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn theo yêu cầu của thị trường này, dù xuất khẩu có ảnh hưởng nhất định.

chế biến cá
Nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết sau sự việc đài truyền hình của Tây Ban Nha đăng clip thông tin không đúng sự thật về ngành cá tra Việt Nam, có một nhóm người đã dựa vào việc này để tuyên truyền không tốt về ngành cá tra Việt Nam. “Phía bên đấy có một nhóm đang muốn thông qua chuyện môi trường để thổi phồng câu chuyện nhằm ủng hộ bán hàng trong nước của họ, thay vì nhập khẩu cá tra Việt Nam để bán”, ông cho biết.

Theo khẳng định của ông Hòe, phản ánh trong đoạn clip không đại diện cho ngành cá tra Việt Nam, nó không phải là quy trình chuẩn của ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam, mà chỉ là một hiện tượng, nhưng đã bị thổi phồng để nói xấu ngành cá tra Việt Nam, giống như chiến dịch truyền thông bôi nhọ từng xảy ra ở thị trường Đức.

Theo ông Hòe, sau sự việc nêu trên, tập đoàn Carrefour tuyên bố không bán cá tra Việt Nam, dù Carrefour bán rất ít mặt hàng này. “Không thể biết được mỗi năm họ tiêu thụ bao nhiêu vì họ không mua trực tiếp của mình mà mua qua các nhà nhập khẩu. Thế nhưng, theo thông tin của một số nhà nhập khẩu thì tỷ lệ hàng cá tra được Carrefour bày bán là không đáng kể”, ông Hòe cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Hòe, sự việc này vẫn có ảnh hưởng nhất định đến việc tiêu thụ cá tra Việt Nam, mà cụ thể là tiêu thụ sẽ chậm lại, nhưng sẽ không nghiêm trọng, bởi hoạt động sản xuất cá tra vẫn đảm bảo được các yếu tố về môi trường, an toàn thực phẩm..., thông qua việc ngày càng có nhiều tiêu chuẩn được chứng nhận. “Việt Nam vẫn cung cấp cho thị trường châu Âu các sản phẩm đáp ứng đủ các điều kiện của thị trường này như chứng nhận ASC (chương trình dán nhãn và chứng nhận hàng đầu thế giới đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm), Global GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)...”, ông dẫn chứng.

Liên quan đến vấn đề này, bà Võ Thị Thu Hương, Phó tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), cho biết Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) cũng khẳng định cá tra Việt Nam được sản xuất có trách nhiệm và theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, nên đơn vị này khuyến cáo người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Trên trang fis.com, giáo sư Simon Bush, chuyên gia về chính sách môi trường của Đại học Wageningen (Hà Lan), cho biết qua nghiên cứu của ông và cộng sự, sản phẩm cá tra có mức độ rủi ro về an toàn thực phẩm rất thấp và mức độ tác động đến môi trường cũng rất hạn chế.

Trong khi đó, cũng trên trang fis.com, giáo sư danh dự Patrick Sorgeloos của Đại học Ghent (Bỉ), dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy mức độ gây ô nhiễm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất phát từ ngành công nghiệp cá tra là không đáng kể.

Điều phối viên Dan Lee của Tổ chức chứng nhận BAP thuộc GAA trên trang fis.com, cho rằng bất cứ loài cá nào dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi trong trang trại cũng có tương tác đến môi trường. Cá tra cũng không ngoại lệ, nhưng sự tương tác phát sinh từ hệ thống sản xuất không có khả năng tạo ra những tác động tiêu cực ở địa phương.

Theo ông Hòe, động thái bôi nhọ như nêu ở trên không nằm ngoài mục đích bảo hộ mậu dịch, cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, thông qua những vấn đề như hiện nay ở thị trường châu Âu, ông cho rằng ngành cá tra phải ngày càng nâng cao chất lượng hơn nữa, quyết tâm theo đuổi chương trình nuôi cá tra bền vững và đồng thời cung cấp sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế ngày càng nhiều để người tiêu dùng ngày càng yên tâm hơn.

Ông Hòe cho biết thêm, ngoài Carrefour, việc tiêu thụ cá tra thông qua các đối tác khác ở châu Âu vẫn diễn ra khá tốt.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 14/02/2017
Đăng ngày 15/02/2017
Trung Chánh
Doanh nghiệp

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 10:40 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:15 15/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Trải nghiệm nuôi tôm thẻ công nghệ cao tại Thụy Sĩ

Chúng tôi là một nhóm sinh viên theo học ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Đại học Cần Thơ, những người đã có cơ hội quý giá trải nghiệm thực tập từ 3 tháng đến 1 năm tại các công ty nuôi tôm giống và tôm thịt ở Thụy Sĩ. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ những khó khăn, mô hình công nghệ cùng trải nghiệm thực tế khi nuôi tôm tại một quốc gia nổi tiếng về du lịch nhưng lại hoàn toàn xa lạ với ngành thuỷ sản này.

Bài dự thi
• 17:51 10/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Các mô hình kinh tế du lịch thuỷ sản

Trước làn sóng quan tâm của du khách quốc tế đến các tour du lịch trải nghiệm bản địa tại Việt Nam, từ chăn vịt, hái chè, đập lúa đến đốt vàng mã, bài viết tập trung khám phá tiềm năng của việc kết hợp thủy sản với du lịch. Thông qua việc giới thiệu các mô hình du lịch thủy sản độc đáo trên thế giới và tại Việt Nam, bài viết mong muốn gợi ý những ý tưởng phát triển kinh tế du lịch bền vững, vừa gia tăng thu nhập cho bà con nuôi trồng thuỷ sản, vừa thúc đẩy kinh tế du lịch tại địa phương

Bài dự thi
• 17:38 10/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:40 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:40 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:40 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:40 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:40 17/02/2025
Some text some message..