Câu chuyện “đồng tôm ngàn tỷ”

Đầu tháng 7-2017, chúng tôi có dịp đi tìm hiểu thực tế về tình hình nuôi tôm ở một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh - nơi được xem là đang sở hữu “đồng tôm ngàn tỷ”, với hàng trăm hộ trở thành tỷ phú nhờ nuôi tôm.

“đồng tôm ngàn tỷ”, nuôi tôm, tôm nuôi
Doanh thu từ nghề nuôi tôm hiện chiếm gần 31% tổng giá trị ngành nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh

Từ “mỏ tôm” Tiên Yên...

Lúc chúng tôi có mặt tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, vụ thu hoạch tôm công nghiệp đã kết thúc trước đó gần một tháng, nhưng âm vang của “bài ca con tôm” thì vẫn chưa dứt. Trao đổi với khách đến thăm, nhiều chủ nuôi tôm không kìm được niềm vui, sự hồ hởi khi nói về chuyện nuôi tôm công nghiệp thay cho mô hình nuôi tôm quảng canh vốn đã “bám rễ” từ nhiều năm nay.

Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Phương, chủ hộ nuôi tôm mức “thường thường bậc trung” ở địa phương thì Hải Lạng có 12 thôn bản, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu dân tộc Dao) chiếm trên 50%. So với nhiều địa phương ven biển Quảng Ninh, nghề nuôi tôm ở đây phát triển khá sớm, tuy nhiên, trước đây, người dân trên địa bàn chỉ nuôi ở hình thức quảng canh phụ thuộc vào thời tiết. Đó là chưa kể giống tôm nuôi được nhập từ Trung Quốc thường không được kiểm dịch chặt chẽ, nên không đảm bảo năng suất, chất lượng tôm, mà còn là nguyên nhân khiến dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Năm 2014, thực hiện dự án chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp, nhiều gia đình ở đây đã mạnh dạn tham gia. Chỉ sau hơn 3 năm phát triển, Hải Lạng đã trở thành “mỏ tôm” của huyện Tiên Yên. Điều đáng ghi nhận là sự phát triển của con tôm trên đồng đất Hải Lạng không ồ ạt hay manh mún như ở một số địa phương khác mà bà con luôn lấy hai chữ “bền vững” làm trọng. Nhờ áp dụng triệt để kỹ thuật nuôi, không ham lãi bằng mọi giá nên năng suất bình quân ở hình thức nuôi tôm công nghiệp tại Hải Lạng luôn đạt ở mức cao (khoảng 5-7 tấn/ha)...

... Đến những “tỷ phú tôm”

thủy sản, nuôi tôm, nuôi tôm Quảng Ninh, thủy sản Quảng Ninh, nông dân nuôi tôm,

Những con số mà anh Phương cung cấp quả là có ý nghĩa khi kết hợp với các thông tin mà chúng tôi thu thập được trong quá trình thâm nhập thực tế ở Hải Lạng nói riêng, vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh nói chung. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mấy năm qua, từ tiền lời có được qua mỗi vụ tôm, nhiều chủ các đầm, ao tôm ở Quảng Ninh đã trở thành “đại gia” theo đúng nghĩa. Và ở địa phương, có nhiều câu chuyện về sự đổi đời nhờ vào con tôm nghe như chuyện “cổ tích”. Trong câu chuyện “cổ tích” ấy không có “cô Tiên” hay “ông Bụt”, mà chỉ có sự quyết tâm thoát nghèo bằng nghề nuôi tôm của chính những người dân nơi đây. Đó là anh Trần Văn Ninh, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Hải Lạng (Tiên Yên) với mô hình nuôi tôm sinh thái, được triển khai trên diện tích 6,5ha, tại rừng ngập mặn mà gia đình nhận khoanh nuôi, bảo vệ đã cho lãi ròng hàng trăm triệu đồng mỗi vụ nuôi. Đó là ông Bùi Ngọc Liêm, Giám đốc Hợp tác xã Cát Phú Hải (TP Móng Cái), người khởi xướng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, cũng là “đại gia tôm” vừa đầu tư gần 100 tỷ đồng để phát triển mô hình này. Đó là ông Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Tân An (thị xã Quảng Yên), người ngày đêm chung lưng đấu cật cùng nhân viên của mình “sống chết” cùng con tôm, ông còn là tác giả của dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính với thông số hiệu quả dự tính ở mức 8 vụ/năm, sản lượng 200 tấn/ha/năm, đạt lợi nhuận có thể lên tới hàng chục tỷ đồng. Đó còn là anh Nguyễn Hữu Phước (phường Hà An, thị xã Quảng Yên), người sở hữu mô hình nuôi tôm tiên tiến, mỗi năm thu hoạch khoảng 40 tấn tôm, đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng; anh Đinh Thái Minh (TP Hạ Long) với mô hình độc đáo nuôi tôm bằng nhà bạt, cho thu hoạch 3 tấn/vụ trên diện tích 2.000m2...

Họ, những tỷ phú phất lên nhờ “lòng chung thủy” với con tôm cũng như hang trăm người nuôi tôm khác ở Quảng Ninh, dù có khác nhau về vị trí công tác, hoàn cảnh, địa vị, nhưng đều tin rằng cái nghèo thâm căn cố đế không tự nó “rút” khỏi mái nhà mỗi gia đình nếu không tìm ra hướng bứt phá. Trên thực tế, với sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ khoa học, cùng với sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, từ vài héc-ta ban đầu, diện tích nuôi tôm ở Quảng Ninh đã tăng nhanh, cứ năm sau cao gấp vài lần năm trước. Mặc dù những vụ đầu khá trầy trật, do vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, nhưng người nuôi tôm, từ Quảng Yên, Móng Cái cho đến Tiên Yên đã luôn trăn trở và nghĩ suy ngay bên đầm, ao nuôi tôm của mình, ngành khuyến nông của huyện và tỉnh đã làm tốt vai trò hướng dẫn kỹ thuật nên kết quả nuôi tôm ngày càng ổn định và hiệu quả.

Nói về việc này, anh Nguyễn Văn Viện (thôn Đồi Mây, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) tâm sự: “Con tôm đã giúp nhiều hộ nông dân quê tôi đổi đời. Riêng gia đình tôi, với 1,1ha đầm nuôi tôm, trong năm 2015 thu được 17,5 tấn, đạt doanh thu 3,2 tỷ đồng. Năm 2016 thu được 21,5 tấn, tương ứng doanh thu 3,5 tỷ đồng. Trong thành quả của gia đình tôi có công rất lớn của các anh bên khuyến nông huyện, tỉnh, đặc biệt là lãnh đạo địa phương đã giúp đỡ về kỹ thuật, động viên, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt...”.

Để có thêm những “mùa vàng” tôm nuôi

Cũng trong chuyến đi về một số địa phương thuộc các vùng tôm ở Quảng Ninh, chúng tôi được nghe các cụm từ ngộ nghĩnh như “biệt thự tôm”, “xe tôm”, có nghĩa là những ngôi biệt thự khang trang đã và đang xây nhờ nuôi tôm, những chiếc “bốn bánh” được mua từ tiền lời nuôi tôm. Trên thực tế, con tôm không chỉ giúp cho người nuôi đổi đời, mà còn làm cho bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Cũng dễ hiểu, vì theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, toàn tỉnh hiện có gần 9.700ha nuôi tôm, cho sản lượng gần 10.000 tấn/năm, giá trị mang lại trên 1.000 tỷ đồng. Riêng năm 2016, tổng giá trị con tôm mang lại là 1.400 tỷ đồng, chiếm gần 31% tổng giá trị ngành nuôi trồng thủy sản.

Trước khi rời Quảng Ninh, chúng tôi được anh Nguyễn Văn Phương, chủ hộ nuôi tôm ở Hải Lạng tiết lộ những con số đầy ý nghĩa: Vụ tôm vừa qua, gia đình anh “chỉ lời” được 420 triệu đồng. Anh Phương kể về lần đầu tiên gia nhập “làng tôm” bằng thứ ngôn ngữ rất đơn giản: “Cách đây hơn 7 năm, lần đầu tiên chọn con tôm làm hướng đi cho gia đình, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bị lỗ khá nặng, đến hai vụ sau mới hoàn hồn. Nhưng cũng nhờ vụ lỗ đó mà anh học được nhiều thứ, trong đó, quan trọng nhất là phải... bình tĩnh.

Để “ăn chắc” trong các vụ tôm, không nên vội. Nên chọn một vụ ăn chắc, thời gian còn lại tranh thủ cải tạo ao, học tập kinh nghiệm của những người nuôi tôm có kỹ thuật cao, tạo môi trường và kiến thức nuôi tốt cho vụ sau. Quan trọng nhất là người nuôi tôm cần liên kết cộng đồng lại với nhau, nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cộng đồng bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi ích. “Có một điều tối quan trọng là người nuôi tôm không được chạy theo “lực hút” của lợi nhuận, không ỷ lại kinh nghiệm thành công đã qua rồi “làm ẩu”. Cộng đồng quyền lợi, cộng đồng trách nhiệm, sẻ chia khó khăn, thì mới có được những “mùa vàng” tôm nuôi...” Anh Phương “bật mí” với chúng tôi.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 25/07/2017
Nguyễn Đăng Anh
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 14:49 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 14:49 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 14:49 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 14:49 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 14:49 27/01/2025
Some text some message..