Chiếc giày Nike và con cá tra Việt Nam

Từ ngày 1-7-2017, Nghị định 55/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định 36/2014/NĐ-CP còn nhiều bất cập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cá tra thương phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện sự đồng tình với “khung pháp lý mới”. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần (CTCP) Hùng Vương, cho rằng “Nghị định 55 sẽ là nghị định khởi nghiệp”.

Chiếc giày Nike và con cá tra Việt Nam
Việt Nam đang trong thế “độc quyền” cung ứng hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới. Nhưng nhà độc quyền không có quyền làm giá. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ

Nhưng đằng sau ánh hào quang “kỳ tích cá tra” và kỳ vọng “đường bơi mới” cho đế ngư, còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết để “cá tra khởi nghiệp” thành công.

Khi Thủ tướng làm tiếp thị

Một câu chuyện không liên quan gì đến cá tra, nhưng cũng gợi ý một cách tiếp cận mới. Hình ảnh truyền thông ấn tượng trong chuyến thăm Mỹ đầu tháng 6 vừa qua của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “chiếc giày Nike” được ông dùng để chứng minh lợi ích của nhà đầu tư Mỹ.

Theo phân tích của Thủ tướng, một đôi giày sản xuất tại Việt Nam vào thị trường Mỹ giá 100 đô la Mỹ, “phân khúc Việt” chỉ hưởng một phần nhỏ là 22 đô la, còn lại 78 đô la là chi phí bán lẻ, vận chuyển, thuế, phí, hậu cần logistics và các chi phí liên quan do phía Mỹ hưởng. Đồng nghĩa với việc nó đã tạo ra dịch vụ, việc làm chiếm đến 78% chuỗi giá trị chiếc giày Mỹ “Made in Vietnam”. Các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ với đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư, thương mại và pháp lý hùng hậu chắc chắn không thể không nhìn ra điều này.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước khoảng 51 tỉ đô la Mỹ, họ đã nhập siêu từ nước ta hơn 32 tỉ. Mặc dù các tập đoàn hàng đầu của Mỹ đã có mặt sớm và đạt nhiều thành công, nhưng cường quốc kinh tế số 1 thế giới này chỉ đạt mức đầu tư khiêm tốn hơn 10,2 tỉ đô la Mỹ, chiếm 3,36% tổng vốn FDI và xếp thứ 9 trong số 119 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Con số này thấp xa so quốc gia đầu bảng là Hàn Quốc, với gần 54,5 tỉ đô la Mỹ. Số liệu này chắc chắn chưa làm hài lòng các ông chủ Mỹ. Nhưng nó cũng không làm hài lòng chúng ta đứng trên phương diện lợi ích quốc gia.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như sản phẩm may mặc, trái cây, tôm, cá tra, giúp nước ta là một trong 16 quốc gia nhập siêu vào Mỹ, nhưng “phân khúc” chuỗi giá trị mà ta được hưởng cũng chỉ là phần nhỏ bé. Tiếp tục đặt “giày Nike” bên cạnh “con cá tra Việt Nam” sẽ thấy ra nhiều điều đáng suy ngẫm. Mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa thấy một chính khách nào “tiếp thị quốc gia” cho con cá tra như cách làm của Thủ tướng.

Đặt “chiếc giày Nike” của Mỹ bên cạnh con cá tra Việt Nam là một so sánh khập khiễng, nhưng nhiều gợi mở. Một bên là giá trị thương hiệu được Brand Finance định giá 32 tỉ đô la Mỹ, đứng đầu danh sách thương hiệu may mặc toàn cầu có giá trị cao nhất năm 2017, chiếm hơn 60% thị trường cường quốc số 1 thế giới. Một bên là con cá tra mặc dù nổi tiếng, nhưng hầu như chưa có thương hiệu, đang bị chặt ra làm nhiều khúc. Chia sẻ lợi ích vượt trội của nhà đầu tư Mỹ qua góc nhìn “đôi giày Nike” cũng rất cần tăng cường lợi ích của chuỗi giá trị cá tra Việt vào thị trường Mỹ. Đó cũng chính là thông điệp cốt lõi từ chiếc giày Nike và con cá tra.

Phân khúc giá trị cá tra nào cho người Việt?

Đầu năm nay, giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh có lúc vượt đỉnh giá 28.000 đồng/ki lô gam. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do thị trường Trung Quốc ăn hàng mạnh để tiêu thụ trong nước và chế biến, gắn mác xuất khẩu đi nước thứ ba. Mặc dù vậy, giá cá tra nguyên liệu nông dân ĐBSCL bán ra chỉ hơn 1 đô la Mỹ/ki lô gam. Sau chế biến, các doanh nghiệp Việt bán cá tra phi lê vào thị trường Mỹ chỉ khoảng 2,2-2,4 đô la Mỹ/ki lô gam, trong khi giá bán tại các siêu thị Mỹ khoảng 12-15 đô la Mỹ/ki lô gam. Một “phân khúc giá trị” mới được tạo ra ngay trên đất Mỹ. Các nhà kinh doanh Mỹ đang nắm giữ lợi ích lớn hơn nhiều những ông chủ nhỏ ở quê hương con cá tra nhờ lợi thế hệ thống phân phối, dịch vụ thương mại liên quan. Điều đó góp phần lý giải tại sao người Mỹ, thay vì cấm cửa cá tra Việt Nam bằng cuộc chiến cá da trơn trước đây để bảo vệ những người nuôi cá nheo, thì họ đã chọn mở cửa đón nhận, nhưng kèm theo các “yêu sách” kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm để tiếp tục hưởng lợi từ “phân khúc thị trường” cá tra mà họ đang nắm giữ.

Việt Nam đang trong thế “độc quyền” cung ứng hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới. Nhưng nhà độc quyền không có quyền làm giá. Hiện khoảng 80% giá thành cá tra là chi phí thức ăn; trong khi khoảng 80% các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ quyền cung cấp thức ăn, quyết định giá nguyên liệu. Cũng khoảng 70% nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản như bắp, dầu cám và các nguyên, phụ liệu khác cũng được nhập khẩu. Sản xuất cá tra đang bị chi phối mạnh từ “đầu vào”. Khi cá tra được giá, người nuôi chỉ lãi khoảng 20%, còn lại 80% thuộc phân ngành thức ăn. Thua lỗ, thì người nuôi mất trắng. Chưa kể, vẫn còn tình trạng “bồ nhà chơi xấu nhau trên sân khách” khi các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cạnh tranh nhau bằng cách hạ giá bán, tác động xấu đến người nuôi. Năng lực tài chính, quản trị yếu kém và thiếu liên kết chuỗi cá tra đang là thách thức mà doanh nghiệp và nông dân cần phải vượt qua.

Trong khi đó, gần 20 năm cá tra “vượt biên giới quốc gia” cũng chỉ đơn điệu với sản phẩm catfish, chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng mới với hàm lượng chất xám nhiều hơn. Bên cạnh đó, 92 triệu dân Việt Nam là một thị trường lớn, khó có thể chấp nhận một thị phần tiêu thụ cá tra nội địa chỉ chiếm khoảng 2% như hiện nay. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, sản phẩm cá tra cần tìm đường đi vào bàn ăn của người tiêu dùng ngay quê hương mình.

Phân khúc cá tra nào của chúng ta? Chuỗi giá trị con cá tra không chỉ nằm ở công đoạn nuôi, chế biến và xuất khẩu khỏi biên giới quốc gia, mà còn một phân khúc rất lớn từ “đầu vào” - thức ăn và “đầu ra” mà nhà nhập khẩu đang nắm giữ. Dư địa gia tăng giá trị từ cá tra còn nhiều. Chỉ riêng lượng bùn thải từ các ao nuôi cá tra hiện nay làm ô nhiễm môi trường cũng có thể biến thành tiền khi nó được tận dụng làm nguyên liệu chế biến phân sinh học. Các dịch vụ hậu cần logistics, giá trị thương hiệu và các sản phẩm như collagen được tạo ra từ da cá tra của Công ty Vĩnh Hoàn, dầu ăn Ranee từ mỡ cá tra của tập đoàn Sao Mai cùng nhiều sản phẩm sáng tạo khác cần được khuyến khích, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tạo ra nhiều phân khúc giá trị của loài cá này.

Tái cấu trúc ngành cá tra cần tầm nhìn rộng hơn, sự tiếp cận đa ngành và giải quyết liên ngành. Có hay không kiểu tư duy quẩn quanh trong ao hồ, nay cần tiếp cận mới với yêu cầu chi phối được chuỗi giá trị đích thực của con cá tra toàn cầu. Tại sao không? Trong khi chúng ta chứ không phải ai khác đang nắm giữ thế độc quyền. “Cá tra khởi nghiệp” có thành công hay không phụ thuộc vào tư duy phát triển, cách tiếp cận hệ thống và giải quyết hiệu quả những thách thức của chuỗi giá trị cá tra đang đặt ra hiện nay.

Tái cấu trúc ngành cá tra cần tầm nhìn rộng hơn, sự tiếp cận đa ngành và giải quyết liên ngành. Có hay không kiểu tư duy quẩn quanh trong ao hồ? Nay, cần tiếp cận mới với yêu cầu chi phối được chuỗi giá trị đích thực của con cá tra toàn cầu.

 

TBKTSG
Đăng ngày 11/07/2017
Trần Hữu Hiệp
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 00:12 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 00:12 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 00:12 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 00:12 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 00:12 28/12/2024
Some text some message..