Chiết xuất quả bầu nâu tác động đến hệ miễn dịch cá rô phi như thế nào?

Bầu nâu là một trong những loại cây thuốc vô giá, phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á, chúng có đặc tính bổ dưỡng và dược liệu tuyệt vời.

cá rô phi
Cá rô phi được ăn thức ăn có bổ sung chiết xuất bầu nâu giúp kích thích tăng trưởng và miễn dịch, giảm FCR. Ảnh minh họa

Trái bầu nâu được biết là có hiệu quả chống viêm, hạ sốt và giảm đau, chống đái tháo đường, chống tiêu chảy, chống tăng lipid máu, kháng khuẩn (kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi rút) và đặc tính chống ung thư. Hơn nữa, bột quả bầu nâu cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng, chẳng hạn như carotenoid, phenol, alkaloid, pectin, tannin, coumarin, favonoid và terpenoid, và được coi là giàu vitamin C, B1, B2 và BA .

bầu nâu
Quả và hạt quả bầu nâu. Ảnh minh họa

Kích thích tăng trưởng và miễn dịch

Khi cá rô phi được nuôi và cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết quả bầu nâu với các nồng độ khác nhau trong 8 tuần thì cho thấy không xuất hiện cá chết. Ngoài ra các thông số tăng trưởng cao hơn đáng kể ở chế độ ăn thức ăn có bổ sung chất chiết quả bầu nâu ở nồng độ 15 và 20 g/kg so với nhóm không bổ sung (P <0,05). Hơn nữa, việc bổ sung chất chiết quả bầu nâu với nồng độ cao đã cải thiện chỉ số FCR so với nhóm đối chứng.

Chỉ số huyết học cũng được xác định đối với cá rô phi ăn thức ăn có bổ sung chất chiết quả bầu nâu ở các nồng độ khác nhau. Tuy không có sự khác biệt đáng kể nào về RBC, Hb, hoặc Ht giữa các nhóm thí nghiệm khác nhau. Ngược lại, WBC và tỷ lệ tế bào lympho tăng lên đáng kể ở nhóm được cho ăn AMF10, AMF15 và AMF20 so với nhóm đối chứng (P <0,05). Bạch cầu trung tính cao hơn ở nhóm được cho ăn AMF15 và AMF20 và bạch cầu đơn nhân tăng lên ở nhóm được cho ăn AMF20. 

Các thông số chống oxy như LZM và MPO cao hơn đáng kể ở nhóm cá cho ăn chế độ ăn bổ sung chất chiết quả bầu nâu ở nồng độ 10, 15 và 20 g/kg so với nhóm đối chứng (P <0,05). Hơn nữa, cho cá ăn chứa nồng độ chất chiết bầu nâu cao hơn (15 và 20 g/kg) đã tăng cường đáng kể hoạt động CAT và SOD so với nhóm đối chứng (P <0,05). Ngoài ra, việc bổ sung với nồng độ chất chiết quả bầu nâu cao nhất (20 g/kg) dẫn đến các hoạt động IPx và IRD tăng đáng kể (P <0,05).

Ảnh hưởng của các nồng độ chất chiết quả bầu nâu khác nhau đến hoạt động của các enzym tiêu hóa, bao gồm protease, amylase và lipase ở ruột cá rô phi cũng xác định. Bổ sung chất chiết quả bầu nâu ở các nồng độ 5, 10 và 15 g/kg giúp tăng cường đáng kể hoạt động của lipase (P <0,05). Hơn nữa, cho cá ăn thức ăn có bổ sung nồng độ chất chiết quả bầu nâu cao hơn (10 và 15 g/kg) có hoạt tính protease cao nhất và sự khác biệt là đáng kể (P <0,05). Ngoài ra, qua quan sát thấy rằng cho cá ăn với bất kỳ liều chất chiết quả bầu nâu nào cũng giúp thúc đẩy hoạt động của amylase khi so sánh với nhóm đối chứng (P <0,05). Kết quả cho thấy rằng chế độ ăn bổ sung chất chiết quả bầu nâu có tiềm năng ứng dụng trong nuôi cá rô phi.

Kháng lại vi khuẩn S. agalactiae gây xuất huyết, lồi mắt

Việc bổ sung chất chiết quả bầu nâu đối với khả năng kháng bệnh của cá rô phi đối với S. agalactiae cũng được xác định. Kết quả cho thấy 14 ngày sau cảm nhiễm mầm bệnh thì tỷ lệ sống cao hơn (P <0,05) ở bốn nhóm có bổ sung chất chiết quả bầu nâu khi so với nhóm đối chứng. Cá chết đầu tiên được quan sát ở nhóm đối chứng vào 4 ngày sau cảm nhiễm. Tỷ lệ sống trung bình cho nhóm AMF0, AMF5, AMF10, AMF15 và AMF20 tương ứng là 51,11; 64,44; 62,22, 82,22 và 86,67%. Do đó, hiệu quả bảo vệ của AMF5, AMF10, AMF15 và AMF20 về mặt của RPS (relative percent survival) tương ứng lần lượt là 27,27; 22,73; 63,64 và 72,73%. Tất cả những con cá chết đều có dấu hiệu lâm sàng của bệnh liên cầu khuẩn do S. agalactiae như xuất huyết, mờ giác mạc hay lồi mắt.

Nguồn: Wangkahart, E. et al.., (2022). Impacts of Aegle marmelos fruit extract as a medicinal herb on growth performance, antioxidant and immune responses, digestive enzymes, and disease resistance against Streptococcus agalactiae in Nile tilapia (Oreochromis niloticus). Fish and Shellfsh Immunology 120: 402-410.

Đăng ngày 24/02/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:26 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:26 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:26 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:26 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:26 16/11/2024
Some text some message..