Chiết xuất từ ốc biển giúp tôm tăng trưởng

Bổ sung phospholipid chiết xuất từ ốc biển vào thức ăn của tôm He Nhật Bản thúc đẩy tăng trưởng, khả năng chống chịu stress và miễn dịch của tôm.

Chiết xuất từ ốc biển giúp tôm tăng trưởng
Chiết xuất từ ốc biển giúp tôm tăng trưởng

Tôm he (M. japonicus) là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế cao tại Nhật với chất lượng thịt ngon. Do đó, nhiều nghiên cứu trên tôm he nhằm tăng cường giá trị dinh dưỡng cũng như chất lượng thịt tôm phục vụ cho tiêu thụ. Bên cạnh đó, sản lượng tôm hàng năm không ổn định do ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát trên tôm, do đó, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm ra giải pháp nhằm tăng sản lượng và sức khỏe tôm nuôi.

Phospholipid là thành phần chính của màng tế bào có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào và trao đổi chất sinh học, giúp duy trì hoạt động bình thường của tế bào và các cơ quan. Phospholipid được bổ sung vào thức ăn nhằm đảm bảo sự phát triển vật nuôi bao gồm: phòng ngừa dị tật xương, tăng tỉ lệ sống, và tăng khả năng chống chịu stress của cá và động vật có vỏ.

Trong nghiên cứu này nhằm đánh giá việc bổ sung phospholipid chiết xuất từ ốc biển (Buccinum striatissimum) vào thức ăn của tôm he Nhật bản (M. japonicus) để đánh giá tăng trưởng, khả năng chống chịu stress, thành phần acid béo và một số chỉ tiêu miễn dịch của tôm.

Chiết xuất từ ốc biển giúp tôm tăng trưởng, thức ăn tôm, tăng trưởng tôm

Thí nghiệm được tiến hành trong 40 ngày nhằm đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất từ ốc biển (B. striatissimum) lên tăng trưởng và miễn dịch của tôm he.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Tôm he với trọng lượng trung bình 1,96g được bố trí trong bể PCV 15-20L, với mật độ 10 tôm/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy tràn đảm bảo nước được thay đổi 100%/ngày. Các chỉ tiêu nhiệt độ và độ mặn được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm. Tôm được bố trí với lớp cát làm nền đáy và sục khí đáy. Thức ăn thừa và phân tôm được xiphong mỗi ngày. Lớp cát đáy định kỳ rửa sau 10 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hàm lượng phospholipid chiết xuất từ ốc bổ sung vào thức ăn (%)

Đối chứng dương

0

PLS0,5

0,5

PLS1,0

1,0

PLS1,5

1,5

Đối chứng âm

Pollock liver oil

Kết quả

Bổ sung phospholipid với hàm lượng 1,0 – 1,5% kích thích tăng trưởng của tôm. Hiệu quả sử dụng thức ăn, tốc độ tăng trưởng đặc biệt ngày và hiệu quả sử dụng protein ở các nghiệm thức bổ sung PLS vào thức ăn cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Hàm lượng protein của tôm đạt cao nhất ở nghiệm thức PLS1,5, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05).

Khả năng chống chịu stress của tôm ở nghiệm thức PLS1,0 và PLS1,5 cao, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng âm (P>0,05). Tế bào máu tổng số (THC) và viable cell (VC) của tôm ở nghiệm thức PLS1,0 cao hơn so với của tôm ở nghiệm thức đối chứng âm (P<0,05). Hàm lượng acid béo không no của tôm ở nghiệm thức PLS1,0 và PLS1,5 cao hơn, và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức đối chứng dương, PLS0,5 và đối chứng âm (P<0,05).

Kết luận:

phospholipid trên tôm, tôm he, tăng trưởng tôm,bổ sung ốc vào thức ăn, thức ăn tôm, tôm he Nhật Bản

Phospholipid chiết xuất từ ốc (Buccinum striatissimum) (PLS) bổ sung vào thức ăn với hàm lượng từ 1-1,5% kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả protein, và một số chỉ tiêu miễn dịch của tôm he Nhật bản (M. japonicus).

omicsonline
Đăng ngày 18/01/2018
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:45 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:45 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:45 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:45 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:45 04/12/2024
Some text some message..