Tảo nào nghe nhạc?
Loài tảo mà nhóm nghiên cứu chọn là tảo Chlorella sp. (Tảo lục) - là một trong những loài rong đặc biệt sống ở vùng nước ngọt, được cho là có hàm lượng Chlorophyll cao nhất trong tất cả các loài thực vật quang hợp. Loại tảo lục này rất giàu hàm lượng vitamin, protein và các khoáng chất khác. Những loại protein của loại tảo lục này có chứa các axit amin rất cần thiết cho cả nhu cầu của người và các động vật.
Ứng dụng xử lý nước thải
Các chất hữu cơ mà có trong nước thải là các thành phần chất bị ô nhiễm gây nhiều mối quan tâm đối với các nhà môi trường. Nước thải thường sẽ bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, nó nó luôn có thông số có hàm lượng COD và BOD5 cao. Các chất hữu cơ có trong môi trường nước thải có thể sẽ gây ra sự giảm nồng độ oxy do sự hoạt động của các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải mà hoạt động mạnh, bên cạnh đấy thì quá trình phân hủy những chất hữu cơ phát sinh ra những mùi gây khó chịu, đặc biệt là trong quá trình phân hủy các sinh học yếm khí. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vi tảo Chlorella sp có khả năng loại bỏ được các chất hữu cơ trong nước thải khá cao.
Cơ duyên nhóm nghiên cứu cho tảo nghe nhạc
Trong lần tình cờ khi được đi thực tế tại một nhà máy, thấy trong quy trình sản xuất giấm gạo của ở giai đoạn lên men thì phải bổ sung con giấm, nhưng điều hết sức đặc biệt là con giấm được cho nghe nhạc cổ điển và thính phòng trong phòng cách âm nhằm tăng hiệu quả lên men.
Nhóm đã lên ý tưởng cho tảo nghe nhạc với giả định năng suất lọc chất thải trong nước sẽ tăng lên đáng kể. Sau đó, nhóm bắt tay vào tìm tài liệu, tuy nhiên tài liệu về kiến thức này tìm được rất ít. Không bỏ cuộc, nhóm quyết định trình bày ý tưởng với thầy hướng dẫn, sau thời gian bàn luận, thầy trò cũng thống nhất được ý tưởng là cho những vi sinh vật xử lý nước thải nghe nhạc nhằm nâng cao hiệu suất loại bỏ các chất ô nhiễm. Nhóm chọn nước thải ở chợ đầu mối để xử lý. Nước thải chợ đầu mối chứa nhiều thành phần độc hại, gây ảnh hưởng sức khỏe và môi trường sống của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất xử lý nước thải ở điều kiện Chlorella sp. có âm nhạc cao hơn 20% so với điều kiện chỉ có tảo Chlorella sp.
Tại sao cho tảo nghe nhạc lại làm tăng năng suất xử lý nước thải?
“Đầu tiên thì tảo là một tế bào sống, sóng âm lan truyền trong bể sẽ tác động lên màng tế bào của tảo. Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu có đề cập là sóng âm nhạc như một dao động liên tục đi được trong các môi trường rắn, lỏng theo phương dọc và ngang tác động lên môi trường và ở tần số thích hợp nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và sinh tổng hợp của tế bào nên làm tăng sự phát triển, trao đổi chất, hấp thu các chất ô nhiễm” – theo trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Đánh giá về nghiên cứu này, PGS-TS Bùi Mạnh Hà, nguyên Trưởng bộ môn công nghệ và kỹ thuật môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐH Sài Gòn, cho biết nghiên cứu sử dụng âm nhạc để nuôi tảo, hay sử dụng sóng âm nhạc để nuôi vi sinh vật nói chung thì trên thế giới đã có, mặc dù chưa nhiều và chỉ khoảng 2 – 3 nghiên cứu. Nhưng việc sử dụng sóng âm nhạc kết hợp nuôi tảo để xử lý nước thải thì trên thế giới chưa có nghiên cứu nào, nên đây là tính mới của nghiên cứu này.
Ngoài ra, hiện nay đã có đơn vị trong quy trình sản xuất bột ngọt thì tại quá trình lên men cho con giấm nghe âm nhạc và chất lượng bột ngọt tốt hơn. Cho nên về mặt ứng dụng của phương pháp này sẽ có tiềm năng và có khả năng ứng dụng cao trong tương lai gần.