Chủ động chống hạn và xâm nhập mặn

Đến trung tuần tháng 03/2021, toàn tỉnh có 236 hồ chứa mực nước thấp hơn so với mực nước thiết kế từ 1m trở lên; trong đó, có 50 hồ từ mực nước chết trở xuống.

Trạm bơm xã Quảng Khê.
Trạm bơm xã Quảng Khê (Quảng Xương) vận hành bơm tưới nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Riêng 3 hồ chứa nước lớn là hồ Cửa Đạt (Thường Xuân) thấp hơn so với mực nước dâng bình thường là 13,56m; hồ Sông Mực (Như Thanh) thấp hơn so với mực nước thiết kế 3,73m; hồ Yên Mỹ (Nông Cống) thấp hơn so với mực nước thiết kế 3,03m. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa đánh giá, lượng dòng chảy trên các sông suối năm nay giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ phổ biến từ 10 - 40%, có nơi hơn 40%. Vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và ở mức nhỏ hơn đến xấp xỉ so với cùng kỳ.

Căn cứ vào tình hình thực tế về mực nước tại các hồ và về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước, Chi cục Thủy lợi nhận định, vụ đông xuân 2020-2021, thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5, đúng vào giai đoạn lúa trỗ, sẽ có khoảng 24.000 ha đến 38.000 ha lúa có khả năng thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất. Trong đó, vùng hồ đập lớn khoảng 5.500 - 7.500 ha; vùng đồng bằng ven biển và vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn từ 7.000 - 7.700 ha; vùng các huyện đồng bằng, trung du tưới bằng bơm điện từ 7.000 - 7.300 ha.

Trên cơ sở nhận định về nguồn nước và nhu cầu nước tưới của diện tích lúa đông xuân 2020-2021, những ngày này, các địa phương, đơn vị đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp chống hạn và xâm nhập mặn.

Tại huyện Quảng Xương, do là địa phương cuối nguồn tưới, nên nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước vào thời điểm cuối vụ đông xuân cao. Do đó, để toàn bộ 6.550 ha lúa đông xuân có đủ nước, huyện đã và đang phối hợp với Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh thủy lợi Quảng Xương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện khu vực xảy ra thiếu nước cục bộ để dẫn, cấp nước, tránh gây hạn giả. Thực hiện nghiêm phương án tưới, lịch tưới đã đề ra, nhằm tránh xảy ra tình trạng tranh cấp nước.

Để chủ động đối phó với tình hình xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước tưới cho 6.900 cây trồng vụ đông xuân và hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản, ngay từ đầu vụ huyện Nga Sơn đã phối hợp với đơn vị thủy nông thực hiện trữ nước đệm trên các kênh tiêu liên xã, các kênh tiêu nội đồng của các xã để tạo nguồn cho các trạm bơm địa phương và các máy bơm nhỏ tưới cục bộ. Huyện đã tổ chức đắp đập tạm ngăn mặn sông Càn tại cầu Điền Hộ, xã Nga Phú, xây dựng kế hoạch nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, vớt bèo, vật cản trên các kênh tưới tiêu.

Đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã thực hiện đóng âu Báo Văn để ngăn mặn, giữ nước ngọt; đắp đập ngăn sông Càn trên địa bàn xã Nga Điền ngăn mặn và tích trữ nước ngọt hồi quy từ thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và tỉnh Ninh Bình về tưới cho đồng ruộng. Theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn tại các cửa cống, trạm bơm được bố trí tại các cửa sông, thông báo rộng rãi, kịp thời đến người dân, các xã về mức độ xâm nhập mặn; khuyến cáo người dân nuôi trồng thủy sản tái sử dụng nước trong trường hợp mặn tăng cao hoặc chủ động chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phù hợp.

Vào cuộc với các địa phương và các đơn vị thủy nông trong phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, Chi cục Thủy lợi cũng đã xây dựng phương án tưới, tiêu phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2020-2021 làm cơ sở định hướng cho các địa phương triển khai thực hiện. Theo đó, Chi cục Thủy lợi đề nghị các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi điều hòa phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, không để hiện tượng thất thoát nước hoặc lấy nước tràn lan gây lãng phí, tăng cường công tác quản lý, vận hành nhằm giảm tổn thất nước trên kênh và mức tưới cho một ha.

Lập lịch tưới luân phiên cho các cấp kênh trong từng hệ thống tưới, tuyên truyền công khai lịch tưới rộng rãi để người dân biết và thực hiện; phối hợp với các cấp chính quyền dẫn nước tưới theo phương châm cao xa trước, thấp gần sau, nhất là trong thời kỳ căng thẳng về nguồn nước, tránh tình trạng tranh chấp lấy nước khi hạn hán xảy ra gây khó khăn cho công tác điều hành chống hạn. Đối với vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, thường xuyên theo dõi lịch thủy triều, con nước, mực nước sông và độ mặn ở vùng triều để đóng, mở các cống, bơm nước vào kênh, đồng ruộng để tích trữ nước khi chất lượng nước bảo đảm yêu cầu; có biện pháp xử lý nhiễm mặn kịp thời khi xảy ra ở các vùng triều.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 26/03/2021
Hương Thơm
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 04:49 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:49 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:49 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:49 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:49 18/11/2024
Some text some message..