Chưa rõ nguyên nhân hoại tử gan tuỵ cấp trên tôm nước lợ

Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính trên tôm xuất hiện tại ĐBSCL từ năm 2010 và đến năm 2011 bùng phát thành dịch với tổng diện tích thiệt hại hơn 97 nghìn ha. Năm 2012, dịch bệnh tiếp tục phức tạp, với 38.000/622.000 ha bị thiệt hại, song cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

bộ thăm tôm bệnh

Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm đồng tôm ở Cầu Ngang

Thông tin trên được Tổng cục Thuỷ sản báo cáo tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức chiều ngày 25-6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.

Trà Vinh là tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất gần 10 nghìn ha, và Cà Mau gần 9 nghìn ha. Hiện tại, tình hình dịch bệnh tại Trà Vinh đã tạm ổn, riêng Sóc Trăng, Bạc Liêu có xu hướng gia tăng.

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Viện Nghiên cứu thuỷ sản II xác định nguyên nhân. Điều tra cho thấy việc dùng thuốc bảo vệ thực vật Cypermethrin diệt giáp xác trong ao nuôi, qua thí nghiệm của Viện cho thấy sự liên quan đến hoại tử gan tuỵ.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể xác định chuẩn xác nguyên nhân

Vì phạm vi xuất hiện bệnh ở nước ta cũng như các nước trong khu vực từ diện hẹp chuyển dần sang diện rộng, cùng sự hiện diện của các vi sinh vật đã phát hiện ở các mẫu tôm bệnh, cho thấy sự liên quan của vi sinh vật tới hội chứng hoại tử gan tuỵ.

Các nghiên cứu mới tập trung nhiều vào tác nhân vô sinh, đặc biệt ảnh hưởng của Cypermethrin, trong khi vai trò của tác nhân hữu sinh: vi khuẩn, virus, tảo… chưa được nghiên cứu đầy đủ và ảnh hưởng của chất lượng con giống cũng chưa được làm rõ.

Gần 10 bài phát biểu của lãnh đạo các Cục, Viện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, ngoài ảnh hưởng của Cypermethrin, các tác nhân khác như nguồn nước, con giống, nền đáy ao, thời vụ, kỹ thuật nuôi, môi trường…cũng góp phần không nhỏ gây nên hội chứng hoại tử trên tôm nước lợ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, dịch bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm nước lợ đang diễn biến phức tạp và lan rộng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nông dân. Vì vậy cần phải sớm nghiên cứu, tìm ra giải pháp để hỗ trợ nông dân là nhiệm vụ ưu tiên số một.

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạocó biện pháp khống chế sử dụng Cypermethrin trong nuôi tôm và cả trong trồng trọt; Ngưng cấp phép lưu hành thuốc bảo vệ thực vật có Cypermethrin, đồng thời nghiên cứu thuốc khác để thay thế; Tăng cường kiểm tra cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn, con giống nếu phát hiện có vi phạm các quy định phải xử lý nghiêm. Chi cục thú y làm đầu mối giám sát dịch tễ trên địa bàn,cùng Tổng cục thuỷ sản đề ra chính sách hỗ trợ riêng cho người nuôi tôm bị thiệt hại.

Buổi sáng cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đi thực tế vùng nuôi tôm bị thiệt hại nặng ở huyện Cầu Ngang; tìm hiểu quy trình nuôi và tình trạng tôm chết của các hộ Nguyễn Thanh Tâm, Huỳnh Văn Chớp ở ấp Đồng Cò, xã Hiệp Mỹ Đông và Nguyễn Văn Hận, ở xã Mỹ Long Nam.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 26/06/2012
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 01:18 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 01:18 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 01:18 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 01:18 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 01:18 25/04/2024