Chuyện chàng trai kiếm tiền từ san hô

Chàng trai 26 tuổi Ian McMenamin (bang Oregon, Mỹ) bị mê hoặc bởi loài san hô đầy sắc màu khi còn là một thiếu niên đi làm thêm ở cửa hàng sinh vật cảnh. Ý tưởng tự nuôi trồng và kinh doanh san hô đã thôi thúc anh chàng này khởi nghiệp.

Ông chủ 26 tuổi Ian McMenamin nuôi trồng san hô - Ảnh: Harlotssauce.com
Ông chủ 26 tuổi Ian McMenamin nuôi trồng san hô - Ảnh: Harlotssauce.com

Nhiều năm làm thêm ở cửa hàng sinh vật cảnh đã cho McMenamin kinh nghiệm: “Đối với các mặt hàng khác, khi có nhu cầu mua hàng bạn chỉ việc gọi điện đến nhà máy và họ bắt đầu gia tăng sản lượng. Nhưng bạn không thể làm cùng một cách như vậy với san hô”. McMenamin cũng sớm nhận ra san hô càng nhiều màu sắc thì càng bán được giá.

Nung nấu ý tưởng kinh doanh, chàng trai dành dụm tiền lương đi làm thêm và bắt đầu đầu tư vào san hô. Để nuôi loài sinh vật này, McMenamin thử nghiệm nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau, từ thức ăn của cá đến artemina và anh nhận thấy một chế độ dinh dưỡng giàu protein sẽ giúp san hô phát triển nhanh hơn.

Phải mất nhiều tháng cho đến nhiều năm để nuôi loài sinh vật nhạy cảm này đến lúc bán được. Người nuôi phải liên tục theo dõi nhiệt độ, ánh sáng và độ pH trong bể nuôi. “Nuôi san hô cũng giống như bạn đang thiết lập một hệ sinh thái vậy. Nếu hệ sinh thái đó không cân bằng, chúng ta sẽ thất bại. Đó là công việc kinh doanh đầy rủi ro” - anh nói.

Khi có được sản phẩm đầu ra, anh chàng tìm gặp khách hàng ở các bãi đỗ xe để giới thiệu sản phẩm. Anh bông đùa nhớ lại: “Lúc đó giống như mình đi bán ma túy vậy, rong ruổi khắp nơi để bán từng túi san hô nhỏ lấy tiền mặt”. Lúc anh trở nên thông thạo việc nuôi trồng san hô thì nhu cầu về loài này đã gia tăng đáng kể. Năm 2009, McMenamin dùng 12.000 USD tiền tiết kiệm được để mua trang thiết bị và thành lập Công ty Anything Coral (www.anythingcoral.com).

Đến hôm nay, McMenamin đã thuê được căn phòng rộng hơn 450m2 ở tầng hầm của căn hộ mình đang sinh sống (tại TP Eugene, bang Oregon), nuôi hơn 400 loài san hô khác nhau. McMenamin cũng mở rộng kinh doanh, chuyển từ bán lẻ ở các bãi đỗ xe sang công ty kinh doanh quốc tế, chủ yếu cung cấp hàng đến cho những nhà bán sỉ và người tiêu dùng. McMenamin cho biết Công ty Anything Coral của mình phân phối hàng cho hơn 300 nhà bán lẻ và 30 nhà bán sỉ.

Với chàng trai này, anh sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có cơ hội làm điều mình yêu thích. McMenamin tự hào vì công việc kinh doanh của mình ít ra mang một sứ mệnh với môi trường: “Người ta lấy san hô từ các rạn san hô để về bán. Nhưng tôi đã cho thấy san hô có thể nuôi trồng được và không cần phải tàn phá các rạn san hô ấy”

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 10/03/2013
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:13 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 15:13 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 15:13 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 15:13 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 15:13 17/02/2025
Some text some message..