Có 1.081 loài hải sản trên vùng biển Việt Nam

Trong số 1.081 loài hải sản được phát hiện, có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ vằn, cá sòng Nhật, cá ngân, mực đại dương, cá bánh đường, cá đù đầu to, cá hố, cá úc…

cá ngừ
Cá ngừ là một trong những loài hải sản có giá trị cao trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: ZingCá ngừ là một trong những loài hải sản có giá trị cao trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: Zing

Đó là kết quả điều tra nguồn lợi hải sản được các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) thực hiện trong phạm vi toàn vùng biển Việt Nam. Kết quả này được báo cáo tại Hội nghị Báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi hải sản và định hướng về khai thác hải sản trên các vùng biển Việt Nam, tổ chức sáng nay (27.10) tại Hà Nội.

Theo kết quả điều tra, trên toàn vùng biển đã bắt gặp tổng số 1.081 loài hải sản, gồm 881 loài cá; 115 loài giáp xác; 41 loài động vật chân đầu và 44 loài thuộc nhóm khác.

Các loài có giá trị kinh tế cao ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ bao gồm cá nục sồ, cá sòng Nhật, cá ngân, mực ống, cá bánh đường, cá mối thường, cá mối vạch; vùng biển Trung Bộ và Giữa Biển Đông có cá nục sồ, cá hố, cá úc, cá bánh đường, cá mối thường, cá mối vạch, cá ngừ vằn, cá vền, cá ngừ chù, cá ngừ ồ, cá ngừ chấm, cá ngừ phương đông, cá ngừ bò, cá thu ngàng, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá nục heo và mực đại dương; vùng biển Đông Nam Bộ có cá mối hoa, cá mối thường, cá mối vạch, cá trác ngắn, cá phèn khoai, cá nục sồ, mực ống, mực nang, cá ngát, cá sạo, cá lượng và cá bạc má; Tây Nam Bộ gồm có cá bạc má, cá ba thú, cá nục sồ, cá cơm, cá đù đầu to, cá phèn khoai, mực nang, mực ống, tôm đất, cá sòng gió và mực lá.

Với giới hạn về phạm vi điều tra trữ lượng trung bình các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu gồm cá, tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc trên toàn vùng biển được điều tra ước tính khoảng 4,36 triệu tấn (dao động trong khoảng 4,1- 4,6 triệu tấn). Trữ lượng ở vùng ven bờ và vùng lộng là 1.368 ngàn tấn, vùng khơi là 2.996 ngàn tấn.

Đánh giá cao kết quả điều tra, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám khẳng định: “Căn cứ trên kết quả điều tra nguồn lợi hải sản giai đoạn 2011-2015, các định hướng khai thác hải sản trên các vùng biển và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản đã được đề xuất nhằm quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lợi hải sản một cách hợp lý và bền vững, phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản và hướng tới hội nhập khu vực biển Đông Á trong khuôn khổ Chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á”.

Dân Việt, 27/10/2016
Đăng ngày 27/10/2016
Đình Thắng
Sinh học

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 07:25 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:25 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 07:25 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 07:25 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 07:25 05/12/2024
Some text some message..