Có nên tận dụng “ao tôm” để nuôi cá lóc thương phẩm?

Đứng trước tình hình giá tôm giảm sâu, các hộ nuôi tôm có xu hướng chuyển đổi qua mô hình nuôi khác thay vì “treo ao – chờ giá”. Trong đó, mô hình nuôi cá lóc cũng được lựa chọn để áp dụng rộng rãi và đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng và kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm bằng ao tôm nhé!

Cá lóc
Nhiều mô hình nuôi cá lóc cũng được lựa chọn để áp dụng rộng rãi. Ảnh: GreenFeed VietNam

Thiết kế ao nuôi phù hợp – tiết kiệm vốn đầu tư

Cá lóc sống và phát triển tốt ở vùng có độ mặn từ 0 đến 8 phần ngàn. Đặc điểm của chúng thường sống ở đồng ruộng, sông, kênh rạch và có khả năng thích ứng cao với sự biến động về nhiệt độ nước của môi trường. Có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 – 40 độ C.

Nuôi cá lóc có thể đầu tư ở các mức độ khác nhau, không nhất thiết cần nhiều diện tích. Đặc biệt, cá lóc có thể được nuôi ở ao bạt hoặc ao đất từ ao nuôi tôm có sẵn. Thích hợp cho các hộ nuôi tôm có ý định chuyển đổi sang mô hình nuôi mới, tiết kiệm một khoản chi phí đầu tư ao hồ, trang thiết bị một cách đáng kể

Đối với mô hình nuôi trong ao đất hoặc ao bạt, bà con nên chọn ao nuôi có diện tích từ 500 – 2000m2, độ sâu từ 2 – 3 mét, không nên chọn ao có diện tích quá lớn vì không thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe của cá.

Đặc biệt là việc mua bán sẽ gặp khó khăn vì thu một lần không hết cá. Hãy luôn nhớ rằng thị trường giá cả của bất kỳ loại động vật nuôi nào cũng phụ thuộc vào lượng nhu cầu tiêu dùng. Cung vượt cầu sẽ không có giá tốt, không mang đến lợi nhuận cao, thậm chí có thể rơi vào tình trạng lỗ vốn vì không ra được hàng. Vì vậy hãy cân nhắc chọn lựa số lượng nuôi phù hợp với khả năng từng gia đình.

Nghề nuôi cá lóc phù hợp với hộ nuôi có ít vốn, vừa lại phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô trang trại. Bên cạnh đó, nuôi cá lóc còn được xem là một mô hình nuôi xóa đói giảm nghèo, vừa là mô hình làm giàu cho các doanh nghiệp của Việt Nam. 

Ngoài ra, khi chọn ao nuôi bà con cũng nên dựa vào các điều kiện sau:

- Nguồn nước cấp vào ao có chất lượng tốt và chủ động 

- Nơi cấp và nơi thoát nước tách biệt 

- Hạn chế cây cối xung quanh bờ ao

- Gần đường giao thông để giảm chi phí vận chuyển (nếu có điều kiện) 

Cải tạo ao nuôi tôm thành ao nuôi cá lóc

Khi nuôi cá lóc từ mô hình nuôi tôm cũ, người nuôi có thể tận dụng lại các trang thiết bị, dụng cụ nuôi tôm sang nuôi cá lóc như ao đã lót bạt sẵn, dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường, máy cho ăn, máy bơm nước,....

Tuy nhiên, cần phải vệ sinh và xử lý các mầm bệnh, diệt khuẩn trên các thiết bị dụng cụ nuôi trước khi tái sử dụng để tránh mang nguồn bệnh xâm nhập vào ao nuôi cá. 

Nếu là ao cũ bạn cần vét hết bùn dơ dưới đáy ao, bón vôi 8-15kg/100m2, phơi ao từ 3-4 ngày đối với ao đất.

Còn nếu bạn tái sử dụng ao bạt, hãy vệ sinh bạt sạch sẽ bằng dụng cụ chuyên dụng dành cho bạt, nếu có các vết lủng rách, bạn nên vá lại chúng trước khi cấp nước vào ao.

Sau đó, cho nước vào ao độ sâu 1m, chú ý nước lấy vào phải lọc trước, tránh cá lớn vào ăn cá con sau này thả, 3 ngày sau sẽ tiến hành thả cá giống.

Khi thả cá xong, mỗi tuần cấp thêm nước từ 10 – 15 cm cho đến khi đạt độ sâu quy định. 

Chọn và thả giống cá lóc

Cũng giống như nuôi tôm, khâu lựa chọn giống cũng chiếm phần trăm tỉ lệ thành công của vụ nuôi. Giống tốt sạch bệnh sẽ ít rủi ro và tốn kém hơn trong quá trình nuôi. Vì vậy nên chọn mua cá lóc bột có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật.

Giống cá lócNhư nuôi tôm, khâu lựa chọn giống cá lóc cũng chiếm phần trăm tỉ lệ thành công của vụ nuôi. Ảnh: Dũng Cá

Nên thả cá lúc trời mát. Mật độ thả cá tùy thuộc ao nuôi, như độ sâu, vốn, theo kinh nghiệm, có thể thả từ 10-50 con/100m2.

Chọn thức ăn và cách cho ăn 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn dành riêng cho cá lóc, việc chọn lựa thức ăn phù hợp nhằm đảm bảo cung cấp đầy các dinh dưỡng cần thiết cho cá lóc phát triển. Nên chọn loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn của cá lóc. 

Tháng đầu cho cá ăn 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều). Từ tháng thứ hai trở đi cho ăn 2 lần/ngày.

Hãy nên tạo thói quen cho cá lóc lúc cho ăn bằng cách dùng cây gõ vào cầu tạo tiếng động cho cá gom lại, điều này giúp bạn dễ dàng phân bố lượng thức ăn và quan sát được tình trạng cá dưới ao một cách hiệu quả.

Quản lí và chăm sóc cá lóc 

Hàng ngày bơm bổ sung thêm nước mới cho ao, cứ 10 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay từ 1/3 – 1/2 thể tích nước ao. 

Nên bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cá định kì để giúp cá có thể phát triển tốt hơn, hạn chế dịch bệnh.

Với tình hình khủng hoảng kinh tế ngày nay, việc lựa chọn vật nuôi cùng với hướng nuôi phù hợp là hết sức quan trọng cho bà con nông dân. Vì vậy, mong qua bài viết trên có thể giúp cho bà con thêm một lựa chọn hay trong nuôi trồng thủy sản!

Đăng ngày 13/10/2023
Đặng Thư @dang-thu
Nuôi trồng

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 10:09 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 09:29 11/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 03:49 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 03:49 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 03:49 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 03:49 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 03:49 13/11/2024
Some text some message..