Có nghề trong tay, thoát nghèo không khó

Vận dụng những kiến thức từ học nghề vào thực tiễn sản xuất, nhiều hộ dân ở khu vực nông thôn tỉnh Lai Châu đã thoát khỏi đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

Có nghề trong tay, thoát nghèo không khó
Nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề được quan tâm trong công tác đào tạo nghề ở Lai Châu. Ảnh: Văn Chiến

Được học nghề, tự tin hơn trong sản xuất

Chị La Thị Thương (dân bản Mường Cấu, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường) cho biết, trước đây, gia đình chị chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Quanh năm vất vả với nương rẫy, ruộng vườn mà kinh tế gia đình chị mãi không khấm khá lên được... Năm 2013, chị Thương mạnh dạn đăng ký tham gia lớp trồng nấm do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (ND) tỉnh tổ chức.

Trong thời gian 3 tháng, chị vừa được học lý thuyết vừa được hướng dẫn thực hành mô hình làm nấm rơm ngay tại bản. Sau khóa học, chị Thương đã nắm được quy trình làm nấm cũng như kỹ thuật ủ rơm thế nào thì đảm bảo tiêu chuẩn. “Mỗi năm, tôi làm 3 lứa nấm, mỗi lứa khoảng 3 tạ rơm, lãi gần 10 triệu đồng. Làm nấm rơm không vất vả, thị trường tiêu thụ dễ mà giá trị kinh tế cũng khá cao” – chị Thương vui vẻ nói.

Ông Cà Văn Chinh ở bản Nậm Cày, xã Nậm Hàng (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu)  đào ao thả cá từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, do chưa nắm được kỹ thuật xử lý ao, nguồn nước, chăm sóc nên cá nhà ông thả chậm lớn, thu nhập chẳng đáng là bao.

Năm 2015, ông cùng 29 học viên là hội viên ND trong bản, tham gia lớp đào tạo nghề nuôi cá nước ngọt, do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh phối hợp Phòng LĐTBXH huyện Nậm Nhùn tổ chức. Tại lớp học, ông được tiếp thu kỹ thuật xử lý ao, xử lý nguồn nước, cách nhận biết và phòng chống dịch bệnh cho cá. “Nắm vững kiến thức, tôi yên tâm áp dụng vào chăm sóc ao cá rộng khoảng 500m2. Được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, lứa cá nào cũng mau lớn hơn. Mỗi năm, tôi cũng thu được gần 50 triệu đồng từ ao cá, cao gấp 3 – 4 lần so với trước đây...” – ông Chinh cho hay.

Đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu

Bà Phạm Thị Hồng Gấm – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (Hội ND tỉnh Lai Châu) chia sẻ, Hội ND có hệ thống “chân rết” từ tỉnh xuống thôn, bản nên việc tuyên truyền, nắm bắt nhu cầu cần đào tạo của hội viên, ND cũng thuận lợi hơn. Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, luôn sát hợp với thực tiễn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng.

“Trung tâm luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, chứ không chạy theo số lượng. Ngoài truyền đạt kiến thức tại lớp,các giảng viên còn bố trí thời gian hướng dẫn học viên thực hành tại đồng ruộng, mô hình cụ thể, theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Nhờ vậy, sau khóa học, các học viên nắm vững kiến thức, kỹ thuật, tự tin áp dụng vào sản xuất” – bà Gấm nhấn mạnh.

Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề, bà Gấm khẳng định: “Qua các lớp đào tạo nghề, hội viên, ND đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa. Nhiều hội viên, ND mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 17/10/2017
Văn Chiến – Vinh Duy
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 03:01 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 03:01 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 03:01 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 03:01 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 03:01 12/01/2025
Some text some message..