Con cá "tỉ đô" tìm về sân nhà

Cá tra vốn được mệnh danh là con cá "tỉ đô" với doanh thu xuất khẩu lên đến 2 tỉ USD/năm nhưng tiêu thụ tại thị trường nội địa còn rất khiêm tốn

Cá tra fillet
Tìm "gu" chuẩn Việt cho cá tra.

Việc phát triển thêm thị trường nội địa với 100 triệu dân được kỳ vọng sẽ là trụ đỡ cho ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá tra ở những thời điểm xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Xuất khẩu gặp khó

Do tác động xấu của đại dịch Covid-19, xuất khẩu cá tra trong quý I vừa qua chỉ đạt 334 triệu USD, giảm đến 29,3% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu khó khăn không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó mà người nuôi cũng lao đao khi phải bán cá nguyên liệu dưới giá thành. Trong chuyến làm việc với tỉnh An Giang ngày 7-5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã gợi ý các DN ngoài tập trung phát triển thị trường xuất khẩu mới phải hướng đến thị trường nội địa. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu khai thác tốt thị trường nội địa, DN có thể tiêu thụ được 10%-20% sản lượng và giảm áp lực xuất khẩu.

Không phải đợi đến khi xuất khẩu khó khăn DN cá tra mới tìm về thị trường nội địa mà công cuộc "chinh phục sân nhà" đã diễn ra trong vài năm trở lại đây. Cuối năm 2018, Công ty CP Gò Đàng (Bến Tre) đã tung hàng loạt sản phẩm cá tra, basa chế biến lên các kệ hàng của hệ thống bán lẻ Bách Hóa Xanh, Co.opmart và sau đó là Big C. Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng, cho biết đến nay, tỉ lệ cung cấp nội địa đã chiếm 5% sản lượng của DN. Những mặt hàng bán chạy là cá viên và cá tẩm bột. Sắp tới, DN sẽ phát triển thêm sản phẩm mới là cá phi-lê mát, cá kho tộ và bao tử cá chua ngọt.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đánh giá việc các DN xuất khẩu phát triển thêm thị trường nội địa là bước đi đúng hướng, tránh tồn hàng khi xuất khẩu khó khăn. "Mỗi năm, Việt Nam nuôi khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, tương đương khoảng 500.000 tấn cá phi-lê. Theo thống kê, có đến 92% cá tra được xuất khẩu dạng phi-lê, 8% còn lại là các sản phẩm chế biến sâu và bán nội địa cho thấy thị phần nội địa còn rất nhỏ. Dân số Việt Nam khoảng 100 triệu người, chỉ cần mỗi người 1 năm ăn 1 kg cá phi-lê là lượng tiêu thụ đã lên đến 100.000 tấn, tương đương 20% sản lượng sản xuất. Điều này cho thấy thị trường nội địa vẫn còn nhiều dư địa để khai thác" - ông Quốc nhìn nhận. Tuy nhiên, theo ông Quốc, thực tế thời gian qua, các DN chỉ tập trung vào xuất khẩu nên chưa xây dựng được kênh phân phối nội địa. Bên cạnh đó, để xây dựng được kênh này phải đầu tư ban đầu nhiều nhưng đến nay nhà nước chưa có chính sách cụ thể cho DN.

Tìm "gu" người Việt

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, doanh số bán hàng nội địa của DN có tăng nhưng chậm do DN chuyên làm hàng xuất khẩu nên mất nhiều thời gian cho thủ tục để đưa hàng hóa ra lưu thông ở thị trường trong nước. Một hạn chế nữa là trước nay, DN chế biến cá theo khẩu vị của Nhật Bản, Hàn Quốc… theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi quay về nội địa, DN phải mất thời gian tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra "gu" của người Việt. "Một trở ngại lớn trong tiếp cận thị trường là giá sản phẩm chỉ rẻ ở cổng nhà máy, các chi phí bảo quản, vận chuyển đến nơi bán lẻ rất lớn nên giá bán đến người tiêu dùng còn cao" - ông Đạo trăn trở.

Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food - DN có kinh nghiệm trong việc phân phối thủy hải sản nội địa, cho hay 10 năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam ăn cá nhiều hơn và chấp nhận hàng đông lạnh. "Cá tra không phải là mặt hàng thế mạnh của Sài Gòn Food, công ty chủ yếu sử dụng cá tra làm nguyên liệu trong các mặt hàng chế biến như: cá viên, lẩu… Chuyện cá tra nuôi mất vệ sinh đã rất xa xưa, bây giờ cá nuôi công nghiệp, được thế giới chấp nhận thì người Việt cũng ăn bình thường, không có gì trở ngại" - bà Lâm nhận xét.

Về chất lượng cá tra bán ở thị trường nội địa, bà Lâm cho biết trước nay đã có một lượng lớn cá tra bán ra thị trường nội địa là cá vụn (phần dư khi cắt tỉa tạo hình phi-lê), cá rớt size xuất khẩu (quá lớn hoặc quá nhỏ) nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, sở dĩ cá tra xuất khẩu đến 140 quốc gia, mang về hàng tỉ USD mỗi năm là nhờ đáp ứng cả 3 yếu tố ngon - bổ - rẻ. Vì vậy, Hiệp hội Cá tra rất kỳ vọng mặt hàng này sẽ có chỗ đứng xứng đáng ở sân nhà.

Lao Động
Đăng ngày 11/05/2020
Ngọc Ánh
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 07:22 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 07:22 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 07:22 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:22 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 07:22 27/12/2024
Some text some message..