Còn đâu dòng kênh “xanh”

Quê tôi ở bên bờ kênh chính nam (hệ thống thủy nông Đồng Cam). Thuở nhỏ, vào những ngày hè, bọn trẻ chúng tôi thường thả mình xuống dòng kênh này tắm mát. Cảm giác chạy nhảy, đi trên những chiếc cầu làm bằng thân cây dừa ra đến giữa dòng rồi nhảy ùm xuống kênh thật thú vị làm sao.

Rác ở kênh chính Nam
Rác ở kênh chính Nam

Hồi ấy, hai bên dòng kênh chỉ là bờ đất, lòng kênh cũng chưa được lát bê tông như bây giờ; nhưng nước trong kênh thì trong vắt, chỉ những ngày đầu mở nước hàng năm hoặc vào mùa lũ mới ngầu đục. Tôi còn nhớ, suốt một tuyến kênh dài hàng chục cây số nhưng dường như chỉ có một cán bộ thủy nông trông coi, chăm sóc. Hàng ngày, người này đi dọc bờ kênh với cây rựa quéo và cây sào có gắn móc sắt cầm tay để phát dọn cây dại, móc rác dưới kênh lên để thông dòng chảy. Người nào chăn thả trâu bò trên bờ kênh cũng được cán bộ thủy nông nhắc nhở kịp thời và có thể phạt nặng. Hồi ấy, cá tôm ở con kênh này cũng nhiều vô kể, nhất là cá trê, cá lóc, cá trắng… Cá nhiều đến nỗi có thể mò bắt bằng tay, không cần phải dùng cần câu. Không ít lần, người ta còn bắt được chình, cá vượt.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, năm nào con kênh này cũng được tu bổ, nạo vét. Về sau, từng bước ta luy lòng kênh còn được bê tông hóa. Những điều này tưởng chừng sẽ làm cho con kênh trong xanh hơn, nhưng thực tế thì ngược lại. Dòng nước trong xanh dần trở nên đục ngầu, cá tôm không còn, trâu bò cũng không dám uống chứ đừng nói gì đến việc “tắm mát giữa trưa hè”. Nước trong trở thành nước đục, một phần do nước từ đầu nguồn sông Ba nhưng nguyên nhân chính là do con người làm hại dòng kênh.

Mỗi lần về thăm quê, đi theo bờ kênh (nay là quốc lộ 29) từ điểm tiếp giáp với quốc lộ 1 lên ga Gò Mầm (xã Hòa Bình 2, Tây Hòa) nhìn xuống dòng kênh, lúc nào tôi cũng thấy rác mà lòng ái ngại. Hầu như người dân nông thôn không được tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, mọi thứ rác rưởi họ đều vứt hết xuống lòng kênh, ngay cả chuột chết, xác gia súc, gia cầm... Không ít lần tôi tận mắt chứng kiến cảnh người ta khiêng cả bao rác to đùng, vô tư ném xuống lòng kênh. Chính những hành động thiếu ý thức này đã làm cho dòng kênh lúc nào cũng có rác, sậm màu, làm tắc nghẽn tại các cống thoát và gây ô nhiễm môi trường.

Rất mong các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, nhất là cấp cơ sở và ngành chức năng chung tay có biện pháp xử lý để trả lại dòng nước trong xanh cho những con kênh; môi trường trong lành cho chính người dân.

báo Phú Yên
Đăng ngày 15/01/2013
LÊ ĐÌNH VĂN (xã Hòa Tân Tây, Tây Hòa)
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:45 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:45 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:45 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 05:45 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:45 12/01/2025
Some text some message..