Dữ liệu nghiên cứu về dầu loang
Ước tính trên thế giới đã có rất nhiều vụ tràn dầu xảy ra mà mỗi lần phải đến hàng ngàn tấn dầu tràn xuống mặt nước biển. Những điều đó đều gây hậu quả môi trường nghiêm trọng. Một lượng dầu loang tập trung có thể lập tức khiến cá chết hay nhiễm độc hàng loạt. Tuy nhiên ảnh hưởng lâu dài của dầu tràn lên hệ sinh thái có thể còn nghiêm trọng và kéo dài hơn. Dầu làm ô nhiễm chất hữu cơ trong nước biển, làm mất đi nguồn thức ăn, cuối cùng sẽ kìm hãm khả năng sinh sôi của các sinh vật biển. Đây là một vấn đề luôn được nhiều quốc gia quan tâm và chú trọng.
Từ các cuộc điều tra trước đây về ô nhiễm dầu trên biển, ước tính khoảng một nửa xuất phát từ con người và một nửa là từ các nguồn tự nhiên. Điều hấp dẫn về kết quả này là tần suất họ phát hiện ra những vết dầu loang – bắt nguồn từ các vết loang nhỏ, từ tàu bè, đường ống dẫn dầu, từ các nguồn tự nhiên dưới đáy đại dương và sau đó là từ các khu vực nơi có các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc các khu dân cư.
Ô nhiễm ở khu vực Shihmen, phía bắc Đài Loan do sự cố tràn dầu gần bờ biển vào ngày 26/3/2016. Ảnh: Billy H.C. Kwok, Getty Images.
Vết dầu loang là những lớp dầu mỏng có kích thước siêu nhỏ trên bề mặt đại dương. Sự cố tràn dầu hàng loạt có thể gây ra ô nhiễm môi trường, chúng được tạo ra một cách liên tục với số lượng lớn bởi các hoạt động của con người và các nguồn tự nhiên mà trong đó con người chiếm phần lớn (khoảng 90%). Những mảng dầu này tồn tại trong thời gian ngắn và liên tục chuyển động do gió và các dòng chảy thúc đẩy, trong khi các luồng sóng đang phá vỡ dấu vết của chúng khiến cho việc điều tra trở nên khó khăn hơn. Để tìm và phân tích các vết dầu loang này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI - artificial intelligence) để kiểm tra hơn 560.000 hình ảnh radar từ các vệ tinh được thu thập từ năm 2014 đến năm 2019. Điều đó cho phép họ xác định vị trí, mức độ và các nguồn thường xuyên gây nên tình trạng ô nhiễm này.
Các động vật biển bị tổn hại khi chúng tiếp xúc với dầu. Ảnh: NBCnews
Ngay cả một lượng dầu nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến các sinh vật phù du tạo nên cơ sở trong hệ thống thức ăn của đại dương. Các động vật biển khác, chẳng hạn như cá voi và rùa biển sẽ bị tổn hại khi chúng tiếp xúc với dầu. Chúng có thể bị nhiễm độc do tiếp xúc, nuốt phải hoặc bị ngạt thở, hỏng lớp lông/da giữ nhiệt có thể dẫn đến tổn thương hệ sinh sản và thay đổi hành vi. Các loài này có thể bị giảm số lượng cá thể, đối với loài quý hiếm sẽ bị tuyệt diệt gây nên hậu quả khôn lường.
Biện pháp ứng phó dầu loang
Sử dụng công nghệ AI cung cấp một cách tốt hơn để giám sát tình trạng ô nhiễm dầu trên đại dương, đặc biệt là ở những khu vực biển khó quan sát. Một bức tranh toàn cầu được tổng hợp từ các vệ tinh có thể dễ dàng tập trung và triển khai một số biện pháp kịp thời để làm giảm việc ô nhiễm.
Một con rùa biển non được phủ đầy dầu. Ảnh: Carolyn Cole
Thông tin hình ảnh từ vệ tinh mang lại là một giải pháp tiềm năng mang lại hiệu quả cao. Các nhà nghiên cứu tìm thấy các vết dầu loang hầu hết đều ở gần bờ biển. Khoảng một nửa số vết dầu loang nằm trong phạm vi 25 dặm tính từ bờ biển và 90% nằm trong phạm vi 100 dặm. Ở Vịnh Mexico, các nhà nghiên cứu tìm thấy tương đối ít vết dầu loang so với những nơi khác trên thế giới, cho thấy rằng các quy định nghiêm ngặt và việc thực thi của chính phủ cũng như sự tuân thủ của các nhà khai thác giàn khoan dầu ở vùng biển Hoa Kỳ đã cải thiện tình trạng rò rỉ dầu trên biển đáng kể. Nếu chúng ta có thể học những bài học đó và áp dụng chúng cho những nơi đang gặp phải vấn đề này trên toàn cầu, nơi chúng ta đã chứng kiến hiện tượng tràn dầu ở mật đô cao để cải thiện và bảo vệ môi trường sống cho các sinh vật biển.