Con tôm Việt "ngậm" đinh, cõng nước đá?

"Khi phía Nhật đưa cho tôi bản X-quang chụp một khối tôm đông lạnh hiện lên hình những cây đinh trong mỗi con tôm, tôi chỉ muốn độn thổ!".

con tôm Việt
Nếu không giữ uy tín, thủy sản Việt Nam sẽ ngày càng gặp khó trên thị trường

TS Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch CLB Doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN)-Nhật Bản, đã kể về câu chuyện con tôm Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản để nói về ý thức của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình khi đưa ra nước ngoài.

Ông Dũng kể năm 1971, ông được cử qua Nhật học ngành kinh tế. Năm 1981, ông trở về VN làm trợ lý giám đốc Công ty Ficonimex. Được ông Mai Chí Thọ, khi đó là chủ tịch UBND TP.HCM, khuyến khích, ông trở lại Nhật để làm nhiệm vụ “thấy gì xuất khẩu được thì xuất khẩu, trong nước cần mua gì thì mua về”.

Nói về con tôm, ông Dũng cho biết: “Hơn 30 năm rồi, hiện nay tôm đông lạnh của VN đang giữ vị trí thứ ba, thứ tư tại thị trường Nhật”.

Từ chỗ không biết gì về tôm đông lạnh, nhờ việc xuất khẩu này, VN mua được trang thiết bị về thành lập các nhà máy đông lạnh và các DN tập đoàn thủy sản của Nhật sang VN tìm hiểu, mua hàng ngày càng nhiều.

Nhắc lại câu chuyện cũ, ông Dũng kể: một số DN xuất khẩu của VN gian lận nhét đinh vào tôm hoặc dư lượng thuốc trừ sâu trong tôm còn nhiều, khi phát hiện ra những gian lận này, phía Nhật hủy luôn cả lô hàng. Chi phí tiêu hủy thời đó tương đương khoảng 60.000 USD hiện nay.

“Nhục lắm. Khi phía Nhật đưa cho tôi bản X-quang chụp một khối tôm đông lạnh hiện lên hình những cây đinh trong mỗi con tôm, tôi chỉ muốn độn thổ! Tôi không thể tưởng tượng được!”, ông Dũng nhớ lại.

Ông Dũng cho biết, khi đó cầm bản X-quang, mà tưởng như trời đất sụp đổ, danh dự và uy tín bị xúc phạm nặng nề. Ông không giải thích được gì vì theo ông có giải thích cũng chỉ là ngụy biện.

Cũng từ vụ việc này, suốt một thời gian sau đó, các lô hàng tôm đông lạnh của VN xuất sang Nhật đều bị kiểm tra 100% và chi phí kiểm tra rất cao, phía VN phải chịu.

Các công ty của VN sau đó dần dần khắc phục được các sai sót, phía Nhật cử người sang tận các công ty xuất khẩu thủy sản để trực tiếp giám sát.

Mới đây trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã kể lại câu chuyện sau khi ký Hiệp định với 5 nước Liên minh Kinh tế Á - Âu, họ đã hài hước nói rằng: "Khi nhập khẩu tôm đông lạnh của các bạn, chúng tôi chỉ nhập tôm, chứ không muốn nhập nước đá, vì chúng tôi thừa nước đá rồi".

“Họ nói rất đau”- ông Bùi Quang Vinh nói sau khi kể câu chuyện này trước Quốc hội.

“Họ nói chúng tôi đã thừa đá rồi, các bạn xuất khẩu tôm thì cứ đưa tôm sang, đừng đưa nước đá. Vì chúng ta đã cho đá vào con tôm quá nhiều khi xuất khẩu”, ông Vinh giải thích cho điều mà ông nói “rất đau”.

Thời gian qua cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều cơ sở chuyên kinh doanh tôm sú cho bơm thạch đông sương sa agar (bột thạch rau câu) vào tôm. Với cách làm này sẽ giúp mỗi kilogram tôm sẽ "ăn gian" được 2-3 lạng.

Rất lo lắng về sự ảnh hưởng lâu dài, ông Trần Văn Của, hộ nuôi tôm công nghiệp ấp Nhị Nguyệt (xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi), từng thẳng thắn: "Mình bán tôm cho thương lái còn tươi xanh, có con còn giãy đành đạch nhưng khi đưa tôm đi chỗ khác, họ lại bơm chích tạp chất vào để tăng lợi nhuận mình làm sao mà biết. Lợi họ hưởng nhưng khi người ăn tôm nước ngoài phát hiện tôm có kháng sinh, tạp chất khiến giá sụt thì người nuôi lãnh đủ".

Thậm chí thời gian qua cũng xuất hiện tình trạng tư thương Trung Quốc núp bóng dưới nhiều hình thức tranh thu mua tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL, thậm chí mua cả tôm có chích tạp chất với giá cao hơn so với mặt bằng giá địa phương, làm rối loạn thị trường tôm nội địa, nguy cơ ảnh hưởng uy tín sản phẩm tôm Việt Nam.

Báo Đất Việt, 28/07/2015
Đăng ngày 29/07/2015
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 14:34 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 14:34 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 14:34 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:34 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 14:34 06/12/2024
Some text some message..